Mỹ phân phối vaccine COVID-19 vô điều kiện

CẨM ANH 11/06/2021 11:10

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức tuyên bố về kế hoạch tặng 500 triệu vaccine COVID-19 cho thế giới.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố tặng 500 triệu liều vaccine Covid-19

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố tặng 500 triệu liều vaccine Covid-19 vô điều kiện

Theo truyền thông Mỹ, chính quyền của ông Biden sẽ cung cấp nửa tỷ liều (vaccine) mà không đi kèm bất kỳ ràng buộc nào. "Không có áp lực ủng hộ hay sự nhượng bộ đi kèm, chúng tôi làm điều này để hỗ trợ nhân loại", Tổng thống Biden nói,

Đây là bước đi lớn của Mỹ trong bối cảnh quốc gia này đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tiêm chủng diện rộng. Trước đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng có kế hoạch tặng 500 triệu liều vắc xin Covid-19 của Hãng Pfizer cho gần 100 quốc gia trong vòng 2 năm tới. Có khả năng Mỹ sẽ phân phối 200 triệu liều trong năm nay và thêm 300 triệu liều trong nửa đầu năm 2022 tới 92 quốc gia có thu nhập thấp hơn Mỹ cũng như Liên minh châu Phi (AU).

Số vaccine của Mỹ sẽ được tặng thông qua cơ chế COVAX do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, giúp đưa vắc xin tới các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Đồng thời, chính quyền Mỹ cũng đang đàm phán với Hãng Moderna về việc mua vắc xin từ hãng này để tặng cho các nước.

Có thể thấy, trước tình hình đại dịch diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế G7 đang xúc tiến các chương trình viện trợ vaccine cho các nước thu nhập thấp trên thế giới. UNICEF cho biết, Anh và những nước còn lại trong G7 có thể chia sẻ 20% nguồn vắc xin Covid-19 trong 3 tháng tới mà vẫn không ảnh hưởng tới việc tiêm chủng của mỗi nước.

Theo Giám đốc Tổ chức từ thiện Wellcome Trust (Anh) Jeremy Farrar và Giám đốc điều hành ủy ban cấp quốc gia của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ở Anh Steven Waugh cảnh báo rằng, nếu nhiều người ở quốc gia khác không được tiêm vắc xin Covid-19, những thành quả của các quốc gia đã tiêm chủng sẽ bị đe dọa.

Nhờ đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, Mỹ và Anh đã đạt được những thành công bước đầu trong việc đẩy lùi đại dịch

Nhờ đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, Mỹ và Anh đã đạt được những thành công bước đầu trong việc đẩy lùi đại dịch

Ngoài Mỹ, các thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý tài trợ ít nhất 100 triệu liều vào cuối năm 2021, với Pháp và Đức mỗi nước cam kết cung cấp 30 triệu liều. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi các nhóm dược phẩm sản xuất vaccine quyên góp 10% sản lượng cho các quốc gia nghèo. Đồng thời, Nhật đã đặt mua hơn 300 triệu liều vắc xin của các hãng Pfizer, Moderna, AstraZeneca và dự định viện trợ vắc xin cho nhiều nước ở châu Á - Thái Bình Dương.

Đánh giá về vấn đề này, Tiến sĩ Krishna Udayakumar, giám đốc Trung tâm Đổi mới Y tế Toàn cầu Duke, cũng cho rằng đây là một bước đi quan trọng đúng hướng của chính quyền Mỹ. Bà cho biết, mặc dù con số này vẫn chưa đạt tới mốc 11 tỷ liều mà WHO cho là cần thiết để tiêm chủng cho toàn cầu, nhưng sự phối hợp thực chất giữa các thành viên G7 và Liên minh châu Âu (EU) sẽ mang đế một bước ngoặt mới trong việc khống chế đại dịch.

"Đồng thời, hành động của Mỹ sẽ tạo cú hích để các nước châu Âu đóng vai trò tích cực hơn trong việc xây dưng cơ chế hợp tác chung để giải quyết cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu trong tương lai", chuyên gia này nhấn mạnh.

Điều này sẽ mở ra thêm cơ hội cho các nước tại khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam, tiếp cận với nguồn vaccine chất lượng cao. Mới đây, kết quả một khảo sát do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) cùng đối tác thực hiện cho thấy, 67% người dân Việt Nam được hỏi cho biết sẵn sàng tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Trước mắt, báo cáo của Bộ Y tế cho biết, dự kiến đến cuối năm 2021, nhiều khả năng Việt Nam có đủ vắc xin tiêm cho 70% dân số (tương đương 150 triệu liều). Ngoài vaccine AstraZeneca, trong năm nay Việt Nam đã đàm phán để có thêm vắc xin của Moderna (5 triệu liều), của Pfizer (31 triệu liều) và 20 triệu liều vắc xin Sputnik V của Nga.

Đáng chú ý, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, từ tháng 8 trở đi, các nguồn vaccine Việt Nam đã đặt mua sẽ về đều. Đặc biệt, các nguồn vaccine đều được Việt Nam trực tiếp đàm phán và mua từ các nhà sản xuất, không qua trung gian.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục tích cực đàm phán tiếp tục để tăng thêm nguồn cung ứng vaccine nhằm giúp Việt Nam nhanh chóng đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 đầu năm 2022. Bên cạnh đó, nỗ lực thúc đẩy các doanh nghiệp, đơn vị trong nước nghiên cứu và chuẩn bị sản xuất vắc xin để đảm bảo vắc xin trong tương lai, đảm bảo an ninh y tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Phó Thủ tướng chỉ đạo việc doanh nghiệp mua vắc xin COVID19 theo diện đặc biệt

    Phó Thủ tướng chỉ đạo việc doanh nghiệp mua vắc xin COVID19 theo diện đặc biệt

    15:26, 07/06/2021

  • C.P. Việt Nam trao tặng 50 tỷ đồng tới Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19

    C.P. Việt Nam trao tặng 50 tỷ đồng tới Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19

    09:40, 07/06/2021

  • Mỹ tăng cường hỗ trợ vắc xin Covid-19 ra toàn cầu

    Mỹ tăng cường hỗ trợ vắc xin Covid-19 ra toàn cầu

    10:11, 27/04/2021

  • Bộ Y tế làm việc với EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản về tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam

    Bộ Y tế làm việc với EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản về tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam

    09:38, 02/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ phân phối vaccine COVID-19 vô điều kiện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO