Mỹ thắng hay thua sau 20 năm chống khủng bố?

Diendandoanhnghiep.vn Liệu rằng cuộc chiến 20 năm của Mỹ ở Trung Đông có chỉ là mục tiêu duy nhất chống khủng bố?

Khủng bố 11/9/2001 là đòn giáng chí mạng vào sức mạnh Mỹ

Khủng bố 11/9/2001 là đòn giáng chí mạng vào sức mạnh Mỹ.

Năm đó tôi học lớp 9, buổi sáng đi học nghé nhà đứa bạn rủ nó đi cùng, tiện thể xem chương trình thời sự 6h sáng qua chiếc tivi màu Trung Quốc thấy cảnh một tòa nhà cao tầng bốc cháy khói đen nghi ngút.

Sau đó truyền thông xác định là vụ khủng bố nhằm vào trung tâm thương mại ở thành phố New York (Mỹ), số người thương vong liên tục được thống kê, có đến vài nghìn, không lâu sau thủ phạm được chỉ đích danh là tổ chức khủng bố Al Qaeda xuất phát từ vùng Trung Đông.

Những ngày tiếp đến, chương trình thời sự luôn dành thời lượng rất lớn nói về sự việc tày trời này, người Mỹ treo giá mạng sống của “ông trùm” Osama Bin Laden 10 triệu USD, rồi 20 triệu USD, lên 50 triệu USD,… nhưng vẫn bặt vô âm tín!

Đúng 20 ngày sau vụ khủng bố, Tổng thống Bush (con) ra lệnh phát động cuộc chiến chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu. Súng ống, đạn dược, tên lửa, chiến hạm tối tân hiện đại của Mỹ và liên quân NATO cấp tập đến vùng Vịnh. Afghanistan là “nạn nhân” đầu tiên.

Uy danh cường quốc số 1 bị tổn thương nghiêm trọng, Nhà trắng quyết làm thay nhiệm vụ của Hội đồng bảo an LHQ, hễ bất cứ nơi đâu có nghi vấn khủng bố ẩn náu đều hứng chịu cơn thịnh nộ của Mỹ và đồng minh. Như thế, hầu hết các nước Hồi giáo lần lượt rơi vào tầm ngắm.

Đầu năm 2011, tức là qua 2 đời Tổng thống, 3 nhiệm kỳ người Mỹ mới trả được món nợ máu khi Bin Laden bị phát hiện và tiêu diệt tại một căn cứ ở Pakistan.

Dẫu vậy, mọi thứ thật sự mới bắt đầu. Hệ quả của cuộc chiến chống khủng bố đẩy thế giới Hồi giáo vào tình cảnh hỗn loạn, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo bùng dậy, cơn thù ghét Mỹ và phương Tây trở thành phong trào, hàng loạt quốc gia châu Âu bị khủng bố đẫm máu.

Một số chính phủ bị lật đổ trong thời gian này khiến giới quan sát và cộng đồng quốc tế đặt câu hỏi: Phải chăng mục đích của người Mỹ còn gì khác ngoài tiêu diệt lực lượng nhỏ bé như Al Qaeda?

Nếu chỉ là chống khủng bố sao tận tới 20 năm quân Mỹ mới rút khỏi Afghanistan sau khi tiêu hết 2.000 tỷ USD và hàng nghìn sinh mạng Mỹ? Cớ sao nhiều chính thể bị bẻ gãy, người Mỹ đảm nhận luôn vai trò tái thiết hòa bình, xuất khẩu dân chủ! Ẩn đằng sau chống khủng bố có hai vấn đề được đặt ra và thảo luận rất nhiều.

Sau 20 năm chủ nghĩa khủng bố chưa hề bị tiêu diệt!

Sau 20 năm chủ nghĩa khủng bố chưa hề bị tiêu diệt!

Đầu tiên, Trung Đông là kho dầu mỏ dồi dào nhất thế giới, người Mỹ cần nắm được nó để củng cố sức mạnh của hệ thống petrodollars - với tư cách là sức mạnh cốt lõi của đế chế Mỹ.

Trong 20 năm qua, vài chế độ chính trị ở Trung Đông kết thúc đau đớn như trường hợp của Tổng thống Gaddafi, Hussein ở Lybia và Iraq vì cái tội không chịu bán dầu bằng đồng USD theo yêu cầu của Mỹ.

Saudi Arabia và OPEC phải ký Hiệp định với Mỹ để trao đổi hai điều kiện, các nước này phải dùng đồng USD giao dịch dầu mỏ, đổi lại Mỹ sẽ bảo vệ an ninh, quốc phòng cho họ.

Thứ hai, đã lâu lắm người Mỹ không được phát động chiến tranh, nếu chỉ đấu với nhóm phiến quân vài nghìn thành viên có cần huy động liên quân NATO, thiết bị khí tài chiến tranh hùng hậu đến vậy?

Phải chăng, chiến trường Trung Đông là nơi để Washington thử nghiệm và chào hàng vũ khí quân sự? Nếu không phải như vậy, tại sao các hợp đồng cung cấp vũ khí béo bở nhất trong 20 năm qua hầu hết đến từ các nước giàu có ở Trung Đông!

Rõ ràng, đứng trước bất ổn do phiến quân khủng bố và mối nguy xâm lấn từ Israel (đồng minh Mỹ), những nước giàu có, dồi dào tài nguyên cần vũ khí, trang bị, cần chơi thân với Mỹ để được bảo vệ. Không ai khác, chính Mỹ gây ra bất ổn đó.

Hai thập kỷ sa lầy ở Trung Đông, sức mạnh Mỹ suy giảm khá nhiều, trong khi đó Trung Quốc âm thầm nổi lên thành một thế lực đủ sức tranh hùng phân định lại cục diện.

Cũng chừng ấy thời gian, người Mỹ chỉ tiêu diệt được những cá nhân khủng bố chứ không thể dập tắt hệ thống của nó. Ngược lại, chủ nghĩa khủng bố xuất hiện ngày càng hoàn chỉnh, quy mô hơn, điển hình là Taliban nay đã là một chính phủ quản lý Afghanistan.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ thắng hay thua sau 20 năm chống khủng bố? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715169700 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715169700 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10