Mỹ toan tính gì khi “đào mỏ” tỷ phú?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 29/10/2021 05:30

Đằng sau việc Mỹ dự kiến tăng thuế đánh vào 700 tỷ phú giàu nhất là rất nhiều nguyên nhân, trong đó nợ công 26.000 tỷ USD chỉ là bề nổi!

Con lừa, biểu tượng của đảng Dân chủ Mỹ

Con lừa, biểu tượng của đảng Dân chủ Mỹ

Ngược với người tiền nhiệm D. Trump, một chính trị gia rất hiểu doanh nghiệp, đã từng ban hành gói thuế ưu đãi nhất mọi thời đại từ năm 2018, qua đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp để trợ lực cho chính sách “tả xung hữu đột”.

Chỉ 3 tháng sau khi lên nắm quyền, Joe Biden đảo ngược hầu hết chính sách từ nhiệm kỳ trước, trong đó ông chủ trương tăng thuế doanh nghiệp, giới siêu giàu đề phục vụ gói đầu tư hạ tầng hơn 2.000 tỷ USD. Ngoài mức thuế doanh nghiệp tăng thêm 7%, Nhà trắng còn tính toán lấy thêm 15% thu nhập từ các đại tập đoàn.

Nhóm nghị sĩ Dân chủ tại Thượng viện đã đệ trình kế hoạch đánh thuế cụ thể. Dự luật thuế này sẽ áp dụng đối với người đóng thuế có tài sản ròng đạt từ 1 tỷ USD trở lên trong 3 năm liên tiếp gần nhất, hoặc có thu nhập từ 100 triệu USD trở lên trong 3 năm liên tiếp gần nhất.

Kế hoạch ước tính rằng ngưỡng áp thuế như vậy đồng nghĩa với khoảng 700 người sẽ rơi vào diện phải đóng thuế này. Dĩ nhiên, phần lớn giới chủ tại Mỹ đã sẵn sàng tâm lý phản đối kế hoạch này.

Dự luật sẽ tầm nã tất cả tài sản của các tỷ phú, bất kể chúng được đầu tư vào đâu. Quyết liệt hơn, những ai muốn từ bỏ quốc tịch Mỹ để thoát thuế cũng phải thực hiện nghĩa vụ thuế với toàn bộ tài sản trước khi “dứt áo ra đi”.

Elon Musk, người giàu nhất nước Mỹ nói bóng gió rằng: “Vấn đề là chi tiêu của Chính phủ, việc đánh thuế tỷ phú không làm giảm núi nợ khổng lồ hiện tại”.

Tăng thuế là đặc trưng của đảng Dân chủ

Tăng thuế là đặc trưng của đảng Dân chủ

Thứ nhất, cũng như bất kỳ quốc gia nào khác, khi nợ công ở mức nguy hiểm, thuế là nguồn thu dễ nhất và hợp pháp nhất để bù đắp.

Nợ công của Mỹ tăng đều đặn từ thập niên 80. Đến đầu những năm 2000, Mỹ dính vào chiến tranh Trung Đông và khủng hoảng tài chính 2008 khiến nợ công tại Mỹ tăng bình quân 500 tỷ USD mỗi năm. Đến năm 2011 khoản nợ này ngang bằng tổng quy mô nền kinh tế Mỹ, khoảng 14,4 nghìn tỷ USD.

Tính đến tháng 6/2021 số nợ này tăng lên 26.000 tỷ USD theo công bố của Bộ Tài chính Mỹ, tức là vượt hơn 6.000 tỷ USD so với tổng sản phẩm quốc nội. Mỹ chính thức là “Chúa chổm” toàn cầu.

Thứ hai, để chạy đua với Trung Quốc, ông Joe Biden liên tục phát động các chương trình lớn, mới đây là sáng kiến B3W trị giá 40.000 tỷ USD huy động từ các quốc gia G7, vốn tư nhân để đầu tư hạ tầng cơ sở khắp toàn cầu. Dĩ nhiên, Washington là đầu tàu.

Thứ ba, tăng thuế là đặc điểm chính trị của đảng Dân chủ, điều này diễn ra kể cả khi Chính phủ Mỹ không rơi vào tình trạng khó khăn tiền bạc. Hay nói cách khác, quan điểm điều hành đất nước của các Tổng thống Dân chủ buộc họ phải tăng thuế.

Đảng Dân chủ ủng hộ quyền tự do dân sự, tự do xã hội, bình đẳng, cơ hội đồng đều, và hệ thống doanh nghiệp tự do được điều tiết bởi sự can thiệp của chính quyền.

Quan điểm đảng Dân chủ cho rằng chính quyền nên thủ giữ một vai trò trong nỗ lực giảm nghèo và xoá bỏ những bất công xã hội, ngay cả khi điều này có nghĩa là phải dành cho chính quyền nhiều quyền lực hơn cũng như phải tăng thuế để chi trả cho các dịch vụ xã hội.

Tóm lại, thuế là công cụ không thể thiếu của đảng Dân chủ, thông qua đó để thực hiện các chương trình an sinh xã hội, mục đích cuối cùng là khẳng định quyền lực chính trị một cách rộng rãi nhất.

Có thể bạn quan tâm

  • Thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu: Có còn “cuộc đua xuống đáy”?

    Thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu: Có còn “cuộc đua xuống đáy”?

    05:01, 11/10/2021

  • Mỹ đề xuất bịt “lỗ hổng” lách thuế doanh nghiệp

    Mỹ đề xuất bịt “lỗ hổng” lách thuế doanh nghiệp

    05:03, 17/04/2021

  • Thái Lan đề xuất đánh thuế doanh nghiệp Internet ngoại

    Thái Lan đề xuất đánh thuế doanh nghiệp Internet ngoại

    16:19, 11/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ toan tính gì khi “đào mỏ” tỷ phú?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO