Câu hỏi lớn đối với phương Tây lúc này là: Liệu Nga và Tổng thống Vladimir Putin có thể bị ngăn chặn?
>>Nga sẽ làm gì tiếp theo sau chiến dịch quân sự tại Ukraine?
Những diễn biến vừa qua là sự leo thang gây sốc sau nhiều tháng âm ỉ căng thẳng và lo ngại về ý định của Nga đối với Ukraine. Các chuyên gia và các quan chức cho rằng, đây có thể là dấu hiệu báo trước cho một cuộc xâm lược rộng lớn hơn vào vùng Donbas phía đông Ukraine, khi diễn tiến cuộc tấn công vừa qua lớn hơn và diễn ra nhanh hơn so với dự kiến.
Ông Henry Rome, Giám đốc của nghiên cứu vĩ mô toàn cầu tại Eurasia Group, cho biết, bất chấp tuyên bố của Tổng thống Putin, có thể điều này sẽ bao gồm việc quân Nga sẽ chiếm đóng một số lãnh thổ.
Các quan chức Hoa Kỳ và châu Âu đã cố gắng ngăn cản Nga phát động một cuộc tấn công bằng cách hứa hẹn gia tăng một loạt các lệnh trừng phạt. Đầu tuần này, họ đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân, tổ chức tài chính và nợ có chủ quyền của Nga sau khi Nga công nhận độc lập các khu vực ly khai ở miền đông Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hứa sẽ tăng cường thêm nhiều biện pháp để tác động vào nền kinh tế Nga sau khi cuộc tấn công xảy ra. EU cũng sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn sắp tới để thảo luận về phản ứng của khối trước động thái của Moscow. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã gọi các hành động của Nga là “ngày đen tối đối với châu Âu” và cho rằng Moscow nên dừng các hành động quân sự ngay lập tức.
Tuy nhiên, liệu các biện pháp trừng phạt có đủ để răn đe Tổng thống Putin hay không là điều không chắc chắn. Trên thực tế, Mỹ và các nước phương Tây đã tiến hành trừng phạt Nga sau khi nước này sáp nhập Crimea vào năm 2014, nhưng gần như không có tác dụng nhiều.
Ông Timothy Ash, Chiến lược gia cấp cao tại Bluebay Asset Management nhận định: “Tổng thống Putin đang đặt một "bức màn sắt" mới trên khắp châu Âu. Phương Tây cần trừng phạt Nga vì điều này".
>>Chiến sự leo thang tại Ukraine, Mỹ và NATO đồng loạt chỉ trích Nga
Trên thực tế, Ukraine không phải là thành viên của EU hay NATO, do đó, khối này không bị ràng buộc phải bảo vệ quốc gia này. Chính vì vậy, có những dấu hỏi về việc phương Tây sẽ đi làm những gì để ngăn Nga tấn công Ukraine; đồng thời không rõ liệu Mỹ và EU có sẵn sàng đáp trả bằng các biện pháp quân sự hay không.
Các chuyên gia của Eurasia dự đoán các nước phương Tây sẽ sớm tung một gói trừng phạt lớn để cô lập Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu và gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của nước này trong tương lai gần.
“Điều này sẽ bao gồm việc Mỹ bổ sung nhiều ngân hàng lớn nhất của Nga vào danh sách các đối tượng bị chỉ định trừng phạt đặc biệt, áp đặt các hạn chế xuất khẩu mới đối với công nghệ tiên tiến; thậm chí mở rộng phạm vi trừng phạt đối với các nhà tài phiệt và gia đình của giới tinh hoa chính trị Nga", các chuyên gia cho biết.
EU và Anh cũng sẽ áp đặt các biện pháp tương tự theo mức độ nghiêm trọng của các hành động tấn công từ phía Nga như bị trục xuất khỏi Hệ thống viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT). Việc loại Nga khỏi hệ thống này sẽ khiến các tổ chức tài chính gặp nhiều khó khăn trong việc gửi hoặc rút tiền ra khỏi Nga và gây cú sốc lớn cho các công ty cũng như khách hàng nước ngoài của họ ở quốc gia này.
Đầu tuần này, Đức đã thông báo rằng họ đang tạm dừng quá trình phê duyệt đối với dự án đường ống dẫn khí đốt khổng lồ Nord Stream 2, được thiết kế để tăng gấp đôi lượng khí đốt nhập khẩu của Nga sang Đức và phần còn lại của châu Âu.
Mặc dù vậy, nền kinh tế Nga hiện giờ đang ở một vị thế tốt hơn so với trước đây để có thể chống chọi với các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Do đó, hoặc Mỹ và phương Tây sẽ có biện pháp cứng rắn hơn, hoặc Nga sẽ tiếp tục leo thang căng thẳng tại Ukraine.
Có thể bạn quan tâm
16:56, 24/02/2022
16:45, 24/02/2022
16:00, 24/02/2022
15:26, 24/02/2022
15:00, 24/02/2022
12:17, 24/02/2022
12:15, 24/02/2022
01:32, 24/02/2022
04:50, 23/02/2022
04:01, 22/02/2022
12:30, 20/02/2022
03:34, 20/02/2022
11:00, 19/02/2022
04:50, 13/02/2022