Nam Định: Vì sao sản xuất, tiêu thụ phân bón hữu cơ khó phát triển?

Lê Cường 15/12/2018 13:37

Nam Định có diện tích gieo trồng khoảng 188,5 nghìn ha. Tuy nhiên, do sử dụng quá nhiều phân hóa học trong canh tác đã khiến đồng ruộng ngày càng bị thoái hóa, năng suất, sản lượng cây trồng kém.

Không những thế hệ quả việc lạm dụng phân bón hóa học kích thích cây trồng đã để lại tồn dư trong sản phẩm, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Theo các chuyên gia, biện pháp khắc phục tình trạng đất đai bạc màu để nâng cao chất lượng nông sản hướng đến nền nông nghiệp sạch không thể tách rời việc sản xuất và sử dụng phân hữu cơ để phục hồi, tái tạo chất đất trước khi ứng dụng các công nghệ hiện đại khác.

Anh Nguyễn Văn Bộ, đội 11, xã Xuân Hùng (Xuân Trường) cho biết: quy trình xử lý phân bón từ rơm, rạ rất dễ làm, hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trung bình cứ 1 sào rơm, rạ sau khi xử lý cho 300-400kg phân bón, gia đình anh tiết kiệm được 1-1,5kg phân hoá học và năng suất lúa tăng 9-12 kg/sào.

Không những thế, còn giảm rõ rệt mức độ gây hại của một số loài sâu bệnh như sâu cuốn lá, đạo ôn... Mô hình này còn đặc biệt thành công ở các xã Giao Thịnh, Giao Tiến (Giao Thủy); Hải Xuân, Hải Triều (Hải Hậu).

Theo Sở NN và PTNT Nam Định, thì Sở đã hỗ trợ xã Yên Cường (Ý Yên) xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ theo công nghệ Nhật Bản trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa tỉnh ta với tỉnh Miyazaki.

Sau hơn 3 năm triển khai mô hình với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước bạn, nông dân xã Yên Cường đã sản xuất thành công phân bón hữu cơ theo tiêu chuẩn của Nhật từ phế, phụ phẩm nông nghiệp với thành phần gồm 70% phân của vật nuôi và 30% phế phẩm cây nông nghiệp.

Phân hữu cơ sản xuất tại chỗ được sử dụng ngay từ vụ đông năm 2017 để trồng các loại cây như: cải bó xôi, cải bắp, khoai tây, mùng tơi, rau muống với diện tích khoảng 2.160m2. Kết quả cho thấy, các loại rau trong mô hình sử dụng phân bón hữu cơ có khả năng sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt hơn, năng suất tăng khoảng 10% so với cùng diện tích đối chứng.

Để người dân thực sự quan tâm và sử dụng phân hưu cơ, thời gian tới, Nam Đinh sẽ đẩy mạnh côn tác tuyên truyền về những lợi ích mà phân hữu cơ mang đến.

Để người dân thực sự quan tâm và sử dụng phân hưu cơ, thời gian tới, Nam Đinh sẽ đẩy mạnh côn tác tuyên truyền về những lợi ích mà phân hữu cơ mang đến.

Có thể bạn quan tâm

  • Cài tạo đường nam ninh hải (Nam định):p/Mục tiêu về đích trước hạn

    Cài tạo đường nam ninh hải (Nam định): Mục tiêu về đích trước hạn

    09:39, 14/12/2018

  • Nam Định chậm cấp hơn 31 nghìn GCNQSD đất nông nghiệp

    Nam Định chậm cấp hơn 31 nghìn GCNQSD đất nông nghiệp

    05:00, 08/12/2018

  • Nam Định: Học sinh chế tạo thành công xe ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời

    Nam Định: Học sinh chế tạo thành công xe ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời

    02:50, 05/12/2018

Hiệu quả là vậy, tuy nhiên phân hữu cơ vẫn chưa thực sự được chú trọng. Thậm chí ngay tại địa phương sản xuất phân hữu cơ cũng chỉ sử dụng cho một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, cây rau màu, còn đối với lúa, kể cả lúa đặc sản, hầu như chưa bón phân hữu cơ.

Theo Anh Nguyễn Văn Bộ, sản xuất phân bón hữu cơ mất nhiều thời gian và nhân công để thu gom, xử lý nguyên liệu và thời gian cho đợi nguyên liệu phân hủy. Thêm nữa phải mua được chế phẩm sinh học tốt và có diện tích vườn, chuồng trại cách xa nơi ăn ở, sinh hoạt của gia đình để tích trữ, xử lý nguyên liệu, tránh ảnh hưởng đến môi trường sống.

“Đối với người phải mua phân hữu cơ để sử dụng thì giá sản phẩm cũng rẻ hơn phân hóa học không đáng kể. Mặt khác do mới sản xuất nên chất lượng và số lượng sản phẩm phân hữu cơ không đều; ngay cả việc bảo quản, vận chuyển phân hữu cơ cũng phức tạp hơn”, anh Bộ cho biết thêm

Sở NNPTNT tỉnh Nam Định cho biết, thời gian tới Sở sẽ đề nghị với UBND tỉnh về cơ chế khuyến khích, thúc đẩy phát triển sản xuất và sử dụng phân hữu cơ. Trong đó, chú trọng khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu công nghệ, tổ chức sản xuất, cung ứng phân hữu cơ với sản lượng lớn, giá hấp dẫn nông dân.

Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu các địa phương tích cực tuyên truyền, vận động để người dân nâng cao nhận thức về sử dụng phân bón hữu cơ cho phát triển nông nghiệp bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nam Định: Vì sao sản xuất, tiêu thụ phân bón hữu cơ khó phát triển?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO