Nâng cao chuỗi giá trị từ cây sả

Diendandoanhnghiep.vn Bảo vệ môi trường, góp phần giảm nghèo cho người dân vùng hạn hán, xâm nhập mặn nhờ tối ưu hóa lợi ích của cây sả như tận dụng lá để chưng cất tinh dầu và bã thải để sản xuất phân hữu cơ vi sinh...

Tiến sĩ Lê Văn Tri

Tiến sĩ Lê Văn Tri

Sau 2 năm triển khai xây dựng mô hình trồng sả xen canh cây cao su, chưng cất tinh dầu và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ bã thải sau chưng cất tại huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, đã góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra sản phẩm có giá trị, có lợi nhuận cao, tăng thêm việc làm và thu nhập cho người nông dân, đặc biệt là nông dân miền núi...

Đây là một trong những dự án được chuyển giao thành công từ công trình nghiên cứu khoa học “Thâm canh trồng sả trên vùng đất chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để thu tinh dầu phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ bã thải sau chưng cất”, do tiến sỹ Lê Văn Tri và các cộng sự thực hiện.

Theo ông Lê Văn Tri, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ sinh học, ở Việt Nam, nông nghiệp là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của biến đổi khí hậu qua các tác động như bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn… Hiện nay, tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra phổ biến và ngày càng phức tạp ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ...

Việc thay đổi cơ cấu cấy trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng và phù hợp là một trong những hướng đi quan trọng. Và, một trong những loại cây trồng có khả năng thích ứng với điều kiện đất bị khô hạn và xâm nhập mặn là cây sả. Ngoài mục đích trồng sả thu hoạch củ để tiêu thụ thị trường trong nước, lá sả còn được sử dụng để chưng cất tinh dầu phục vụ cho các ngành y học; thuốc bảo vệ thực vật; các ngành công nghiệp chế biến như: sản xuất mỹ phẩm, xà phòng....

Tuy nhiên, các phương pháp chưng cất tinh dầu còn nhiều hạn chế, thời gian chưng cất lâu, lượng tinh dầu thoát ra không tập trung, tốn nhiều nguyên vật liệu, nhiên liệu, quy mô chưng cất nhỏ lẻ, thiết bị thô sơ, quy trình chưa hoàn thiện. Lượng bã thải sau khi chưng cất tinh dầu là rất lớn mà chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.

Dự án được chuyển giao thành công tại nhiều địa phương

Dự án được triển khai thành công tại nhiều địa phương

Xuất phát từ những vấn đề trên và kế thừa kết quả của 2 đề tài Khoa học đã thực hiện thành công trong thời gian từ năm 2013-2015, gồm: Thiết kế và hoàn thiện công nghệ chưng cất và thu hồi tinh dầu sả;  Xử lý bã thải sau chưng cất tinh dầu sả bằng chế phẩm sinh học để làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho phát triển một số loại cây trồng tại tỉnh Hòa Bình. Công ty cổ phần công nghệ sinh học đã nhân rộng và phát triển thành công trình ở quy mô quốc gia: “Thâm canh trồng sả trên vùng đất chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để thu tinh dầu phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ bả thải sau chưng cất”.

Ônh Lê Văn Tri cho biết, đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu toàn diện về thiết bị, quy trình công nghệ, ứng dụng sản xuất để tạo mô hình sản xuất khép kín gồm trồng sả - chưng cất tinh dầu - sản xuất phân hữu cơ vi sinh; lần đầu tiên phát triển hệ thống thiết bị chưng cất bằng công nghệ áp lực phá vỡ tế bào, giúp giảm lượng nước tiêu hao trong sản xuất xuống hơn 80%, giảm thời gian chưng cất từ 8h/mẻ xuống còn 2h/mẻ….Đây cũng là lần đầu tiên có quy trình sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh từ bã thải sả, từ đó xây dựng quy trình thâm canh sả trên vùng đất hạn hán hoặc nhiễm mặn. Đã có 3 bằng sáng chế và 1 bằng giải pháp hữu ích được cấp từ công trình này.

Với ưu điểm dễ thực hiện, công nghệ đã được áp dụng tại nhiều địa phương, đặc biệt là những nơi chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và khô hạn như: Tiền Giang, Quảng Bình, Đắk Lắk, Gia Lai, Hòa Bình… Tổng hợp quy trình khép kín “trồng sả - thu tinh dầu – sản xuất phân bón” có thể mang lại hiệu quả kinh tế khoảng 143,6 triệu đồng/năm/1 ha.

Tiến sĩ Lê Văn Tri sinh năm 1952 tại Thanh Hóa. Sau khi tốt nghiệp Đại học Kisinhop năm 1975, ông trở về quê phục vụ đất nước và được phân công làm việc tại Trung tâm nghiên cứu vi sinh vật thuộc Viện khoa học Việt Nam. Với hơn 30 năm gắn bó và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và vi sinh, ông đã khẳng định được vị thế của mình là một nhà khoa học hàng đầu. Ông đã có hơn 80 công trình khoa học và bài viết trong nước và quốc tế, viết và chủ biên 10 đầu sách, và là tác giả của 21 Bằng độc quyến sáng chế. Ông hiện là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ sinh học - phân bón Fitohoocmon, Chủ tịch Hiệp hội phân bón sinh học Việt Nam

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nâng cao chuỗi giá trị từ cây sả tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714181848 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714181848 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10