Nâng cao năng lực quản trị quốc gia để “bứt phá” sau đại dịch

Diendandoanhnghiep.vn COVID-19 đã và đang trở thành phép thử bất đắc dĩ đối với năng lực quản trị của một quốc gia.

Chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được các thành viên Chính phủ thảo luận - Ảnh: VGP

Chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được các thành viên Chính phủ thảo luận - Ảnh: VGP

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ, cho ý kiến về dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo Thủ tướng, một trong những nội dung quan trọng là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường năng lực quản trị quốc gia.

Giải pháp “nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia” lần đầu tiên được đề cập trong văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong chủ trương “tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn”.

Điều đó cho thấy trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, vấn đề quản trị quốc gia được đặc biệt quan tâm. Theo đó, năng lực quản trị của cán bộ các cấp được xem là yếu tố quyết định trong phát triển đảm bảo cả yêu cầu nhanh và bền vững.

Thực tiễn phát triển trên thế giới cũng cho thấy, nhiều quốc gia có bước phát triển thần kỳ, nhảy vọt trong những thập niên qua như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, nhưng lại có những nước mãi chìm đắm trong nghèo đói. Sự khác biệt nằm ở chính năng lực quản trị quốc gia của từng nước.

Xét trên bình diện toàn quốc, thì lãnh đạo và quản trị quốc gia bao gồm nhiều ngành nghề, trải rộng trên toàn quốc, quản lý toàn bộ nhiều triệu dân, nhiều tôn giáo, nhiều sắc tộc, lại phải bang giao với nhiều nước… nên cần những nhân tài xuất chúng về chính trị. Không cá nhân nào và tập thể nào có thể đánh giá đúng người tài lãnh đạo quốc gia, ngoại trừ toàn dân trên toàn quốc.

Bởi thế, việc phát hiện ra nhân tài để gánh vác công việc lãnh đạo và quản trị quốc gia đòi hỏi phải được tiến hành ở quy mô rộng rãi nhất, với nguồn nhân sự có tầm ảnh hưởng lớn trên phạm vi cả nước.

ff

Các doanh nghiệp đang trong quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh.

Nhìn nhận một cách khách quan, thế và lực của đất nước sau gần 35 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn nhiều cả về quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tình hình chính trị - xã hội; Kinh tế vĩ mô ổn định, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên.

Đặc biệt, kết quả của việc chống dịch đang mang lại những kết quả tích cực, mang đến niềm tin vững chắc hơn cho người dân, doanh nghiệp. Dựa trên kết quả đó, Chính phủ đang khởi động lại quá trình mở cửa nền kinh tế. Và, trong quá trình đó, theo các chuyên gia, cần đẩy mạnh hơn nữa đầu tư công, bảo đảm đó là một động lực phục hồi kinh tế mạnh mẽ và hiệu quả.

Có thể nói, việc kiên cường chống chọi với dịch COVID-19 với mức tăng trưởng dương, dù không đạt được mục tiêu đề ra cũng đã là một phép thử lớn về khả năng quản trị quốc gia, thể hiện ở việc minh bạch thông tin và lắng nghe tiếng nói của người dân của Việt Nam

Một điểm đáng chú ý ở đây, thời gian qua Việt Nam đã giải bài toán chống dịch bằng công nghệ, hay rộng hơn là quản trị quốc gia bằng công nghệ. Đây là một vấn đề mới của Việt Nam, những thông điệp gần đây của Chính phủ đã hé mở hướng đi chiến lược này. 

Ở trạng thái bình thường mới cũng như giai đoạn tới, nền kinh tế phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Phục hồi nền kinh tế sau khi bị tổn thương nặng bởi dịch; Nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình và khả năng tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn là thách thức lớn.

Nếu những người đảm nhiệm chức năng lãnh đạo và quản lý đất nước ở các cấp, nhất là cấp cao nhất, mà không tài giỏi thì sẽ dẫn dắt đất nước đi nhầm đường, tạo ra cơ chế làm việc phi khoa học, không xây dựng được môi trường làm việc phù hợp, không thể nhận biết được nhân tài, không biết đãi ngộ nhân tài đúng mức…

Hậu quả là đất nước bị chậm phát triển so với các quốc gia khác, thu nhập của người dân thấp, đất nước không phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Vì vậy, yêu cầu đổi mới sáng tạo về hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực quản trị quốc gia bằng hệ thống pháp luật cởi mở, kế đến là năng lực cán bộ… là “bệ phóng” cho các ý tưởng sản xuất, kinh doanh cũng là một yêu cầu cấp thiết.

Liên quan đến vấn đề này, Phó GS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển cho rằng: “Quản trị quốc gia thể hiện trong tất cả các lĩnh vực và mọi người trong các cấp, từ cấp cơ sở đến cấp trung ương. Cấp cao đương nhiên là quan trọng hơn. Muốn quản trị quốc gia phải đào tạo, bổ nhiệm đúng người, đánh giá hiệu quả thực tiễn. Đánh giá hiệu quả thực tiễn chính là cái quản trị của họ tốt hay là không”.

Điều này cũng có nghĩa, chúng ta cần có những người dám nghĩ dám làm. Có một liên minh ủng hộ mạnh mẽ bao gồm cả lãnh đạo của quốc gia, của người dân, của doanh nghiệp và các yếu tố liên quan. Họ có cùng khát vọng như những người tiên phong. Đồng thời, có sự tham gia của các đối tác có lợi ích dài hạn. tất cả phải có khát vọng cùng phát triển đi đến thành công.

Song song, cần phải tuân thủ các nguyên tắc: Đảm bảo pháp quyền, vận hành mọi công việc của nhà nước phải minh bạch và đảm bảo chế độ giải trình trách nhiệm, có sự tham gia của người dân. 

Tin rằng, Việt Nam chúng ta đã và sẽ luôn có những nhà lãnh đạo, những nhân tố có khả năng quyết tâm đương đầu với thách thức để tạo nên sự đột phá cho sự phát triển của Việt Nam. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nâng cao năng lực quản trị quốc gia để “bứt phá” sau đại dịch tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713491415 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713491415 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10