Nâng cấp bệnh viện hạng đặc biệt - không làm ngay đợi đến bao giờ?

MINH TUẤN 11/08/2023 04:00

Bộ Y tế đề xuất nâng cấp 5 bệnh viện đặc biệt lên tầm quốc tế là Bệnh Viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện quân đội 108, Bệnh viện chợ Rẫy và Bệnh viện trung ương Huế.

>>Vụ mô hình thí điểm Bệnh viện Bán công: “Đất vàng” bao giờ thôi… hoang hóa?

Có rất nhiều nguyên nhân và lý do, nhưng việc nền Y tế chưa tương xứng với sự phát triển của kinh tế xã hội Việt Nam là điều khó chấp nhận.

Trình độ bác sĩ Việt Nam không hề thua kém các nước khác, nhưng vì tâm lý sính ngoại, vẫn có nhiều người Việt chọn cách đi ra nước ngoài chữa bệnh, làm chảy máu thất thoát một lượng tiền rất lớn ra nước ngoài, trong khi trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng điều trị được.

Sau 40 đổi mới, kinh tế Việt Nam đã tiến bộ vượt bậc. Số người giàu có, thu nhập cao ở Việt Nam không hề ít, họ có quyền chăm sóc sức khoẻ, sử dụng, thụ hưởng những dịch vụ Y tế tốt nhất mà không phải quan tâm nhiều đến chi phí.

Tiếc thay, chúng ta chưa có các bệnh viện với trang thiết bị, cơ sở vật chất hạ tầng có tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng được nhu cầu của người bệnh, người thân người bệnh, nên việc gấp rút nâng tầm các bệnh viện có danh tiếng như đề xuất là rất hợp lý.

f

Việc nâng cấp 5 bệnh viện đặc biệt lên tầm quốc tế là cần thiết. Ảnh minh họa

Người bệnh có thể yên tâm lựa chọn và điều trị trên chính quê hương mình thay vì ốm đau bệnh tật lại phải khăn gói quả mướp lên máy bay sang đất khách quê người mà kết quả cũng chỉ “may nhờ rủi chịu”. Nhiều cảnh ra đi ở sân bay, khi đi thì đi thẳng khi về xe lăn “tiền mất tật vẫn mang”.

Chi phí điều trị tại Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Pháp đều đắt hơn ở Việt Nam rất nhiều, lại còn chi phí ăn ở đi lại cùng người thân đi cùng chăm sóc cũng bất tiện nhiều bề. Trong khi bác sĩ các nước đó họ có kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân có nguồn gốc sinh học, di truyền của dân tộc, đất nước họ hơn là điều trị cho người nước ngoài là người Việt Nam có cơ địa, thể trạng, thể lực khác biệt.

Nguyên nhân thì có nhiều, đầu tiên là tâm lý “sính ngoại”, phần vì không tin vào trình độ của y bác sĩ nội địa, phần vì không tin vào máy móc thiết bị chuẩn đoán cũng như dịch vụ Y tế nội địa của người bệnh, người nhà người bệnh. Họ nghĩ ra nước ngoài sẽ được chăm sóc điều trị tốt hơn, bác sĩ giỏi hơn, thuốc tốt hơn, cơ hội phục hồi cao hơn trong nước.

Bệnh viện nước ngoài đảm bảo vệ sinh, rộng rãi, có không gian để nghỉ ngơi tĩnh dưỡng chứ các bệnh viện trong nước luôn trong tình trạng quá tải, chen chúc, chật chội vệ sinh kém, có khi làm tăng thêm bệnh tật.

Thực tế, trình độ bác sĩ Việt Nam rất cao. Bác sĩ phẫu thuật ở bệnh viện Việt - Đức có ngày mổ liền mấy ca chấn thương não, tỉ lệ thành công cao hơn cả nước ngoài. Ở nước ngoài, quy trình khám chữa rất chặt chẽ, khắt khe, đặt lịch mổ có khi phải đợi hàng tuần, không nhanh chóng bằng ở Việt Nam.

>>Vụ mô hình thí điểm Bệnh viện Bán công: Gần 8.000 m2 đất “vàng” đang… lãng phí?

Tại các bệnh viện lớn, các bác sĩ Việt Nam nắm hết các kỹ thuật cao cấp về làm răng, thụ tinh trong ống nghiệm, điều trị đột quỵ, ghép gan, ghép tim, chữa khớp mổ nội soi, phẫu thuật mắt, phẫu thuật thẩm mỹ..

Bằng chứng là rất nhiều Việt kiều chọn cách về nước để điều trị bệnh và làm phẫu thuật thẩm mỹ. Cháu dâu của người viết cứ hai năm lại từ Nhật về để nâng cấp bản thân bằng các gói thẩm mỹ mà nếu ở Nhật thì chi phí rất cao. Chưa kể đặt lịch khám với bác sĩ phải đợi vừa lâu vừa khó, cùng đủ loại quy trình thủ tục trong khi kết quả không nhanh, lành, ngon, bổ, rẻ như ở Việt Nam.

Cháu nó nhớ đời vụ ở Nhật nằm đợi làm thủ thuật mổ cái u nhỏ mà vật vã cả tuần không đến lượt được mổ, nên cứ định kỳ về Việt Nam là làm kiểm tra sức khoẻ. Nếu làm ở Nhật chi phí gấp 8 lần với các gói dịch vụ tương tự.

Hiện nay rất nhiều Việt Kiều ở châu Âu, Úc, Nhật lựa chọn về Việt Nam để làm phẫu thuật thẩm mỹ, nếu quảng bá tốt sẽ có thêm nhiều người nước ngoài đến điều trị tại Việt Nam. Nếu tổ chức kết hợp được thành gói du lịch y tế, điều trị nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, phẩu thuật thẩm mỹ thì dòng ngoại hối sẽ theo chân khách nước ngoài chảy về Việt Nam theo kênh mới.

Vấn đề, để nâng cấp các bệnh viện này, điều cần làm đầu tiên là dịch chuyển bệnh viện ra khỏi khu vực trung tâm ồn ã, khói bụi, chật chội ra nơi sơn thuỷ hữu tình, môi trường trong mát tiện lợi giao thông. Đi chữa bệnh phải giống như đi khách sạn, đội ngũ phục vụ phải đặt chuẩn như khách sạn 5 sao, trang thiết bị phải mới, hiện đại cùng thái độ phục vụ chuyên nghiệp, trình độ tay nghề cao của bác sĩ thì người ta sẽ không còn phải ra nước ngoài chữa bệnh nữa. Nơi ăn nghỉ của người thân, người nhà cũng phải được chăm lo chuẩn bị chu đáo tương xứng với chi phí bỏ ra.

Bên cạnh đó, cần phát triển Y tế tư nhân giảm tải cho hệ thống Y tế công lập thành lập các trung tâm dịch vụ khám, chữa bệnh kỹ thuật cao, chữa bệnh theo yêu cầu, hợp tác liên doanh giữa công và tư nâng cấp các bệnh viện địa phương thành bệnh viện quốc gia, bệnh viện vùng, tránh việc vượt tuyến, chuyển tuyến với các ca bệnh thông thường.

Điểm hạn chế nhất của các bệnh viện Việt Nam là diện tích quá chật chội, lại nằm ở khu trung tâm đô thị dẫn đến việc khổ từ gửi xe khổ đi. Ngành Y tế chưa chủ động nghiên cứu chế tạo sửa chữa được các máy móc, thiết bị y tế dùng cho chuẩn đoán, xét nghiệm phụ thuộc vào nhập ngoại. Khắc phục được hai điểm này bác sĩ Việt Nam sẽ như “hổ mọc thêm cánh”, việc điều trị người bệnh sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều.

Có thể bạn quan tâm

  • Vụ mô hình thí điểm Bệnh viện Bán công: Sở Tài nguyên và Môi trường “phớt lờ” chỉ đạo

    15:30, 07/08/2023

  • Sửa Luật Thủ đô: Băn khoăn đề xuất chuyển bệnh viện Trung ương cho Hà Nội quản lý

    04:10, 03/08/2023

  • Cơ hội sinh lời lớn đến từ bất động sản đối diện bệnh viện

    12:26, 27/07/2023

  • Cân nhắc việc giao thẩm quyền cấp xác nhận nội dung quảng cáo với bệnh viện tư nhân

    03:00, 22/07/2023

  • Lộ diện cố vấn tài chính thương vụ Thomson Medical mua lại Bệnh viện FV

    13:00, 18/07/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nâng cấp bệnh viện hạng đặc biệt - không làm ngay đợi đến bao giờ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO