THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Cần nâng cấp lưới điện và tăng cường liên kết vùng

DIỄM NGỌC - Ảnh: QUỐC TUẤN 26/11/2021 16:16

“Trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung nâng cấp lưới điện để không bị cắt giảm công suất, đồng thời liên kết vùng mạnh mẽ để “xuất khẩu điện” khi hàng hoá trong nước dư thừa”.

>> Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng: Dự án năng lượng bị cắt giảm công suất sẽ "kìm chân" dòng đầu tư

Toàn cảnh Diễn đàn

Toàn cảnh Diễn đàn "Cơ chế thu hút đầu tư phát triển bền vũng năng lượng tái tạo tại Việt Nam”

Phát biểu tại Diễn đàn "Cơ chế thu hút đầu tư phát triển bền vũng năng lượng tái tạo tại Việt Nam”, ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp đội điện gió Bình Thuận cho biết, Việt Nam rất tự hào đã trở thành một cường quốc về năng lượng tái tạo trong thời gian rất ngắn, tỷ trọng công suất lắp đặt đã là 28%. Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhất là điện gió về điện mặt trời, tất cả các công nghệ mới nhất của thế giới chúng ta đã đều sử dụng và tiếp thu, cùng các chuyên gia hàng đầu thế giới hội tụ tại Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Các đại biểu tham dự sự kiện qua hình thức trực tuyến.

Các đại biểu tham dự sự kiện qua hình thức trực tuyến.

Theo ông Thịnh, với năng lượng tái tạo ở Việt Nam, chúng ta không thua kém gì các nước phát triển, tuy nhiên có hai khác biệt rất lớn đó là:

Thứ nhất, lưới truyền tải của Việt Nam vừa trải dài vừa yếu và chưa có kết nối trong khu vực, mặc dù chúng ta hiện nay có 110 kV nối với Campuchia, 220 kV với Trung Quốc và 500 kV tới Lào. Tuy nhiên, công suất truyền tải thấp là sự khác biệt rất lớn với các nước phát triển nhất châu Âu và Bắc Âu.

Thứ hai, giá điện bình quân ở Việt Nam hiện nay, giá bán của EVN là 7,5- 7,8 cent so với các nước phát triển thì vô cùng thấp, bằng 1/4 mà hiện nay giá mua năng lượng tái tạo của EVN đã cao hơn rất nhiều so với giá bán, chưa kể khâu truyền tải phân phối.

Hậu quả của hai khác biệt này là EVN càng mua năng lượng tái tạo thì càng lỗ. Ngoài ra, việc nâng cấp đầu tư đường dây để đáp ứng công suất của năng lượng tái tạo chắc chắn sẽ bị chậm, mà thực tế đang bị chậm rất nhiều.

Vừa qua, chúng tôi đã chạy đua để đưa dự án đi đúng thời gian, đúng hạn, nhưng hiện nay đang phải đối mặt với việc cắt giảm công suất khủng khiếp, tất cả các dự án tới đây sẽ là điều gây đau đầu”, ông Thịnh nói.

Mặt khác, dịch COVID-19 diễn ra khiến việc tiêu thụ điện giảm mạnh. Điển hình là ngày 1/1/2021, công suất tại một thời điểm tối đa tầm 16 GW, trong khi chúng ta đã có 20 GW năng lượng tái tạo và tổng số là 69 GW lắp đặt tổng cộng, cho nên việc cắt giảm thường xuyên là không thể tránh khỏi. Trước đây, cắt giảm do đường dây quá tải thì bây giờ cắt giảm là do không có phụ tải, dẫn đến cách giảm chồng cắt giảm.

>> Cần làm gì để thực hiện cam kết phát thải khí nhà kính bằng "0" vào năm 2050?

Chúng ta tự hào có 28% công suất lắp đặt năng lượng tái tạo, nhưng sản lượng đóng góp chỉ tầm 8% là một con số rất khiêm tốn và các nhà đầu tư năng lượng tái tạo đang bị lỗ rất nặng.

ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp đội điện gió Bình Thuận

Ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp đội điện gió Bình Thuận

Theo tôi, chúng ta đang có thời cơ rất lớn phía trước cho phát triển năng lượng tái tạo, nhất là điện gió và điện gió ngoài khơi cùng điện mặt trời áp mái. Mặt khác, tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực điện gió với hạn mức lớn, bởi vì tổng các dự án điện đến thời điểm hiện nay đưa vào vận hành còn thấp. Tại Hội nghị COP26 vừa qua, Chính phủ các nước đã có cam kết rất lớn trong đó có Việt Nam, sau Hội nghị, chúng ta đang xem lại quy hoạch điện VIII, mà theo tôi được biết đang có xu hướng tăng tỷ trọng điện gió, ông Thịnh cho biết.

Về giải pháp đưa ra cho năng lượng tái tạo Việt Nam để đáp ứng cam kết của chính phủ, cũng như cam kết chung với thế giới, Chủ tịch Hiệp hội đưa ra một số giải pháp:

Thứ nhất, về lưới điện, chắc chắn sẽ phải xây mới và nâng cấp nếu không việc cắt giảm công suất càng tăng. Trong việc xây mới nâng cấp đường dây, cũng phải xem xét như vừa qua có một số đường dây đã thay dây cũ sử dụng trong nhiều năm trước bằng dây siêu nhiệt, thì công suất tăng lên rất nhiều. Đây là cái mà chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện ở Việt Nam.

Thứ hai là về việc liên kết vùng để xuất khẩu điện khi thừa hàng hóa năng lượng tái tạo trong nước. Tuy nhiên vấn đề liên kết với ai, bán cho ai, bán giá nào, liên kết đi đâu, phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề địa chính trị giữa Việt Nam với các nước.

Kể cả làm mới hay nâng cấp, cũng như liên kết vùng cũng cần khoản tiền rất lớn và tiền đó lấy ở đâu, giải pháp xã hội hóa thế nào cũng là câu hỏi lớn. Giống như trong lĩnh vực giao thông, có thể để tư nhân đầu tư và thu phí BOT, thì chúng ta có thể áp dụng cho ngành điện được không...?

Đối với năng lượng tái tạo, chúng ta nên tập trung vào điện gió xa bờ, tập trung đấu đường dây 500 kV, vì hiện nay chúng ta quá tải ở đường dây 110 kV và 220 kV. Trước mắt, cần một dự án thí điểm và chọn dự án nào thì cũng cần phải có cân nhắc. “Song, vấn đề giá điện hiện nay đang có rất nhiều bất cập và nhiều diễn đàn đã nói đến xăng, dầu, khí, than tăng giá rất mạnh, nhưng giá điện không tăng... Vì vậy, qua các diễn đàn chúng ta cần tuyên truyền làm sao để tỷ trọngtrọng năng lượng tái tạo càng cao thì giá điện cũng phải càng cao”, vị chủ tịch Hiệp hội đề xuất.

Có thể bạn quan tâm

  • [TRỰC TIẾP] Diễn đàn “Cơ chế thu hút đầu tư phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam”

    11:34, 26/11/2021

  • Tăng dư nợ tín dụng cho năng lượng tái tạo

    19:07, 25/11/2021

  • Phát triển năng lượng tái tạo: Nhà đầu tư mong muốn chính sách ổn định, liên tục

    11:00, 25/11/2021

  • Phát triển năng lượng tái tạo: Động lực từ cơ chế chính sách

    04:00, 25/11/2021

  • Phát triển năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp sẵn sàng cho cơ chế mới

    08:00, 24/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Cần nâng cấp lưới điện và tăng cường liên kết vùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO