NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 4) Chuyển đổi số với 6 trụ cột

LINH NGA - TUẤN - LOAN 23/08/2022 04:00

Chuyển đổi số là công cụ giúp doanh nghiệp không bị "bỏ lại" trước nhiều thách thức mới.

>>NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 3) Đổi mới sáng tạo, mạnh mẽ để thích nghi

Diễn đàn: Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam tổ chức.

Diễn đàn: Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam tổ chức.

Chuyển đổi số là 1 trong những nội dung nhắc đến nhiều tại diễn đàn 'Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam tổ chức.

Chia sẻ tại Diễn đàn, câu nói của Charles Darwin được ông Nguyễn Trọng Đường - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông lấy làm lời dẫn cho phần trình bày của mình "Không phải loài mạnh nhất hay thông minh nhất, mà loài phản ứng nhanh nhất với thay đổi mới có thể sống sót".

"Thời buổi hiện nay, không còn là thời "cá lớn" nuốt "cá bé" mà là thời của "cá nhanh" nuốt "cá chậm"", ông Đường ví von.

Các số liệu cho thấy, có 69 % doanh nghiệp khu vực châu Á Thái Bình Dương đang đẩy nhanh chuyển đổi số để đối phó với đại dịch, nhưng con số này ở Việt Nam là 47%, cho nên chuyển đổi số là một nhu cầu cấp thiết đối với nước ta.

Các doanh nghiệp ngày nay không thể đứng ngoài xu hướng thay đổi rõ rệt sau đại dịch Covid-19 đó là chuyển từ Offline sang Online. Chuyển đổi số là công cụ giúp doanh nghiệp không bị "bỏ lại" trước nhiều thách thức mới. Chuyển đổi số bao gồm ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và vận hành, chuyển đổi mua - bán trực tiếp sang trực tuyến, từ tiếp thị truyền thống sang kỹ thuật số và các phương thức đổi mới sáng tạo khác.

Ông Nguyễn Trọng Đường cho biết, nhận thức rõ được tầm quan trọng của xu thế phát triển nền kinh tế số trong bối cảnh hiện nay, chiến lược chuyển đổi số quốc gia đã được Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các bộ ban ngành thúc đẩy mạnh mẽ. Mới đây, tháng 3/2022, của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411 về chiến lược quốc gia phát triển với điểm nhấn đặc biệt là lần đầu tiên cùng với Nghị định 80 của Chính phủ, khẳng định một cách rõ ràng hơn về sự hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số, phục hồi sau đại dịch mạnh mẽ hơn.

>>NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 2) Định hướng mới của quản trị công ty

Để triển khai chiến lược này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có các giải pháp cụ thể thúc đẩy việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp, trong đó tập trung thúc đẩy mô hình chuyển đổi số trong doanh nghiệp bao gồm: Công nghệ mới để tối ưu hóa quy trình, phân tích dữ liệu để đưa ra các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm dịch vụ mới, tạo ra các giá trị tiên tiến. Bên cạnh đó, Bộ này cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp đánh giá, trong đó có bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi số và đo lường kết quả chuyển đổi số để đánh giá xem doanh nghiệp đang ở đâu trong quá trình chuyển đổi số cũng rất quan trọng. Nhiều doanh nghiệp thấy mình ứng dụng nhiều phần mềm nhưng không rõ mình đã chuyển đổi số chưa, vì thế Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp đánh giá, trong đó có bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp. Theo đó, 6 trụ cột của chỉ số đánh giá chuyển đổi số doanh nghiệp gồm: 

Thứ nhất, là trải nghiệm số cho khách hàng, đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc cung cấp cho khách hàng trải nghiệm số.

Thứ hai, là chiến lược số, đánh giá mức độ xuất sắc trong các kế hoạch của doanh nghiệp, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tầm cao, thông qua chiến lược chuyển đổi số toàn diện.

Thứ ba, là đánh giá về hạ tầng và khả năng công nghệ của doanh nghiệp nhằm thiết lập duy trì và liên tục chuyển đổi số, môi trường số, để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu kinh doanh.

Thứ tư, là vận hành đánh giá hiệu suất cao hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp.

Thứ năm, là văn hóa số, đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra môi trường văn hóa nhờ công nghệ số.

Thứ sáu, là dữ liệu tài sản thông tin, đánh giá khả năng của doanh nghiệp cả về mặt chiến lược và hoạt động.

Chia sẻ thêm về vấn đề chuyển đổi số, ông Vương Quân Ngọc - Giám đốc tư vấn FPT Digital cho biết công tác về chuyển đổi số, thực hiện nhiều dự án chuyển đổi số không chỉ các tập đoàn, nhà nước mà còn liên quan đến chính phủ, ban bộ, ngành, chính quyền địa phương. Làm thế nào để biết cách sử dụng đúng các nền tảng chuyển đổi số. Theo ông Ngọc, tận dụng các nền tảng chuyển đổi số là điều mà các doanh nghiệp đang quan tâm. Số hoá doanh nghiệp là điều hầu hết các doanh nghiệp cần, quản trị tốt hơn. Hành vi tiêu dùng cũng là một hành vi bắt buộc cần trong chuyển đổi số.

Chia sẻ từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp, ông Nguyễn Vũ Anh - Tổng giám đốc công ty TNHH Cốc Cốc cho rằng, lãnh đạo doanh nghiệp cần đi từ hành vi của người tiêu dùng, bởi sau đại dịch COVID-19 xảy ra, người dùng đã chuyển từ offline qua online. Đây là cơ hội cũng như là thách thức với các doanh nghiệp khi người dùng có những thay đổi lớn về hành vi người dùng và họ sẽ rất quan tâm về giá của sản phẩm. Họ có xu hướng mua online rất nhiều nhưng ngược lại cùng xu hướng thì 66% người dùng tìm kiếm về giá và so sánh rất kỹ.

>>NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 1) Tiếp cận mới về năng lực cạnh tranh

gf

Ông Nguyễn Vũ Anh - Tổng giám đốc công ty TNHH Cốc Cốc.

Trong bức tranh như vậy các doanh nghiệp có thể tận dụng chuyển đổi số như thế nào để có thể tăng năng lực cạnh tranh? Ông Nguyễn Vũ Anh cho biết, đầu tiên chắc chắn cần truyền thông online, tăng hoạt động marketing Online. Cốc Cốc mới được đưa vào mạng lưới số của Việt Nam, phát triển sản phẩm cho người dùng Việt, cạnh tranh với Google. Vị trí hiện tại của Cốc Cốc và ngoài trình duyệt thì cũng có công cụ tìm kiếm đứng số hai Việt Nam, hàng tháng sẽ có 500.000.000 lượt tìm kiếm trên máy tính và lực tìm kiếm trên điện thoại, đây là những con số rất lớn.

Ông Vũ Anh cho biết với dữ liệu người dùng như trên thì Cốc Cốc có thể hiểu hành vi của người dùng online rất sâu, và có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tìm hiểu về hành vi lợi dụng cơ hội trong Online. 

Kỳ 5: Lấp đầy đứt gãy của các chuỗi cung ứng 

Có thể bạn quan tâm

  • NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 3) Đổi mới sáng tạo, mạnh mẽ để thích nghi

    NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 3) Đổi mới sáng tạo, mạnh mẽ để thích nghi

    04:30, 22/08/2022

  • Năng lực cạnh tranh toàn cầu bắt đầu từ tư duy lãnh đạo

    Năng lực cạnh tranh toàn cầu bắt đầu từ tư duy lãnh đạo

    03:08, 22/08/2022

  • NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 2) Định hướng mới của quản trị công ty

    NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 2) Định hướng mới của quản trị công ty

    16:40, 21/08/2022

  • NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 1) Tiếp cận mới về năng lực cạnh tranh

    NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 1) Tiếp cận mới về năng lực cạnh tranh

    11:00, 20/08/2022

  • Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

    Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

    14:12, 19/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 4) Chuyển đổi số với 6 trụ cột
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO