Trước cơ hội to lớn từ mảng năng lượng mặt trời, ngoài Sao Mai, BIM Group, còn rất nhiều tập đoàn kinh tế đang bị sức hấp dẫn của mảng điện năng lượng mặt trời thu hút.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển nguồn năng lượng tái tạo từ gió và nắng khi có vị trí địa lý thuận lợi được định hình bởi đường bờ biển dài hơn 3.000 km. 39% lãnh thổ nước ta có tốc độ gió lớn hơn 6m/s, tương đương tiềm năng sản lượng điện gió 513 GW. Đặc biệt, khoảng 10% trong số đó, được coi là có tiềm năng năng lượng điện gió rất lớn nằm tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và Nam Bộ.
Theo đó, phát triển điện mặt trời và điện gió đang được Chính phủ và giới chuyên gia xem là định hướng để giải quyết bài toán an ninh năng lượng của đất nước, nhờ tiềm năng lớn và thân thiện với môi trường.
Nhiều cơ chế ưu đãi đã được Chính phủ ban hành nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư vào năng lượng tái tạo như Quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Chính phủ, Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế ưu đãi với lĩnh vực điện năng lượng mặt trời; Nghị quyết 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…
Ninh Thuận đang trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, nhờ tổng giờ nắng trung bình 2.843 giờ/năm, cao nhất cả nước. Lượng bức xạ thực tế hàng năm là 161,6 kcal/cm2, trung bình ngày tương đương với 5.221 kWh/m2, chênh lệch về lượng bức xạ mặt trời giữa các mùa không cao.
Nhu cầu tiêu thụ điện cả nước được dự báo tăng trưởng ở mức 11%/năm trong giai đoạn 2020 – 2025. Điều này đồng nghĩa với việc thiếu hụt điện sẽ ở mức 48 tỷ kWh hoặc hơn vào năm 2025.
Có thể kể đến hàng loạt cái tên như Tập đoàn Trung Nam, Tập đoàn Thành Thành Công (mã TTC), Tập đoàn Sơn Hà (mã SHI), Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (mã BCG)… Trong đó, Trung Nam được xem là doanh nghiệp đang đầu tư mạnh nhất vào lĩnh vực này.
Không phủ nhận sự phát triển ồ ạt điện mặt trời mái nhà chỉ sau thời gian ngắn là nhờ chính sách giá ưu đãi “kích cầu”. Việc các chủ đầu tư dồn dập triển khai để kịp tiến độ hưởng cơ chế ưu đãi giá khiến hệ thống truyền tải điện không theo kịp là nguyên nhân của tình trạng này.
TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng: “Bên cạnh việc giải quyết bài toán năng lượng lâu dài cho quốc gia, việc đẩy mạnh phát triển điện gió ngoài khơi và kinh tế biển sẽ góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia và lãnh hải, thu hút được nhiều nhà đầu tư, nhà thầu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, còn có thể tận dụng công nghệ và thiết bị xây dựng góp phần chuyển giao, bổ sung chiến lược và lao động hiện có của các ngành vận tải biển và cảng, thăm dò và khảo sát biển”.
Ngày 5/11, khi các đại biểu thảo luận hội trường, bày tỏ lo ngại với việc phát triển năng lượng mặt trời tràn lan ở địa phương, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp chất vấn Bộ trưởng Công Thương về việc xử lý các tấm pin hết hạn.
Đại biểu đoàn Gia Lai thông tin hiện nay cán bộ và nhân dân địa phương rất hoang mang với những vấn đề liên quan đến pin năng lượng mặt trời. “Ngay cả bản thân tôi cũng rất lo lắng với việc phát triển tràn lan năng lượng mặt trời ở Gia Lai. Bởi sau này, pin đó hết hạn sử dụng thì để làm gì? Những tấm pin đó được xử lý thế nào, đưa lên mặt trăng hay để nướng bò một nắng - đặc sản ở Gia Lai chúng tôi hay sao!”,
“Bộ trưởng không thể đổ cho địa phương, cũng không thể nói rằng có quy định của luật về việc xử lý hoặc là chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm xử lý pin năng lượng mặt trời. Cái nhân dân cần là người đứng đầu ngành công thương phải đưa ra được phương án gì đối với vấn đề liên quan đến pin năng lượng mặt trời”- đại biểu Ksor H'Bơ Khăp nói thêm.
Nói như vậy cũng có nghĩa, việc đầu tư điện gió, điện mặt trời không phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”, dù cho đây là lĩnh vực đầy tiềm năng để phát triển.
Có thể bạn quan tâm
19:42, 01/11/2020
11:30, 17/09/2020
20:04, 26/05/2020
04:00, 06/05/2020
13:25, 10/04/2020