Đại biểu Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, nên có đánh giá sau 5 hoặc 10 năm thực hiện Luật Đất đai 2013 để tổng kết, sau đó mới tiến hành sửa Luật.
- Thực tế đang có một bất cập đó là nhiều dự án treo trong thời gian dài mà không được giải quyết. Theo ông nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do đâu?
Tại nhiều dự án, chúng ta không xác định rõ theo Hiến pháp và theo luật. Luật Đất đai quy định, định hướng cho các cơ quan khi thu hồi đất cần tạo dựng cho những người bị thu hồi có nơi ở mới phù hợp hơn và tốt hơn. Thực tế có thể nói chúng ta chưa có sự thông cảm và có sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nhà nước, cơ quan và người dân khi thu hồi đất của dân.
Cơ quan quản lý Nhà nước cần hiểu rằng người dân gắn bó với mảnh đất đó nhiều đời hoặc trong thời gian dài, nay họ phải rời bỏ nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình để di dời đi một nơi ở mới thì đây là một sự hy sinh rất lớn của người dân đối với Nhà nước. Nếu như với thời chiến họ dỡ nhà của dân để làm đường cho xe đi qua, thì ngày nay - thời bình họ dỡ nhà để phục vụ cho kinh tế đất nước phát triển.
Có thể bạn quan tâm
15:47, 17/05/2019
03:05, 11/04/2019
11:15, 10/04/2019
11:00, 11/02/2019
Chúng ta cần tuyên truyền, vận động cho người dân và dư luận xã hội hiểu rõ khi họ có đất nông nghiệp nhưng lại không có cơ sở hạ tầng thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nếu như không có sự đầu tư của Nhà nước.
Nếu người dân bàn giao đất cho nhà nước để Nhà nước xây dựng theo quy hoạch thì Nhà nước sẽ phải đầu tư điện, đường, trường, trạm để tạo ra một cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho đời sống người dân tại khu vực đó thì nhà nước cũng phải có trách nhiệm để lại cho họ những phần đất để họ có quyền sử dụng những dịch vụ từ nơi được quy hoạch đó.
Đặc biệt, sau khi người dân bán, chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích sử dụng đất thì phần đất còn lại có giá trị hơn rất nhiều so với tổng diện tích đất ban đầu họ có. Qua đó, người dân hiểu được vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng như thế nào; khi người dân đồng thuận giao đất, phần đất đó có giá trị sử dụng cao hơn nhiều so với với giá trị sử dụng ban đầu nếu chỉ đơn thuần là đất nông nghiệp hoặc khi chưa có quy hoạch.
Mặt khác, thông qua hiến pháp chúng ta cũng cần tuyên truyền cho người dân hiểu rõ việc Nhà nước không phải đảm bảo cho mỗi người dân quyền sở hữu nhà ở mà Nhà nước chỉ có khả năng đảm bảo quyền có chỗ ở của người dân.
- Theo ông Nhà nước cần có các chính sách phù hợp gì để đảm bảo đời sống cũng như đảm bảo chỗ ở của người dân?
Từ câu chuyện quyền có chỗ ở của công dân chúng ta phải nghĩ tới chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, đó là phải tập trung vào vấn đề tiền lương tiền công và các vấn đề chế độ chính sách an sinh xã hội của luật pháp để đảm bảo hai vợ chồng công chức đi làm có thể đảm bảo thu nhập nuôi hai con đi học và đủ tiền thuê một căn hộ cho 4 người.
Xa hơn nữa, sau 25 năm khi họ về hưu, tiền lương hưu của của hai người có thể đảm bảo đủ tiền cho họ sinh sống và thuê một căn nhà khác nhỏ hơn (vì lúc này các con của họ đã lớn có việc làm và có thể ở riêng).
Với chính sách tiền lương như 20 năm trước đây chúng ta áp dụng cho thế hệ 1, họ có điều kiện để có một nơi ở gần chỗ làm việc, giúp giảm áp lực giao thông và có điều kiện để nuôi dạy con.
Với người già sau 20 năm chúng ta có chính sách tiền lương an sinh xã hội để họ có thể sinh sống và có có một nơi ở mà lúc này không phải là cái nhà ở gần nhà máy hoặc nơi làm việc mà là một nơi ở phù hợp với tuổi nghỉ hưu của họ như gần công viên hoặc khu vưc ngoại thành – đó là những điều chúng ta cần phải hướng tới.
- Vậy trong thời gian tới chúng ta có nên sửa Luật Đất đai theo hướng bảo vệ quyền lợi cho người dân hay không thưa ông?
Hiện nay có thể nói việc phát sinh nhiều vấn đề trong cuộc sống một phần cũng là do yếu kém từ công tác quản lý nhà nước.
Theo quan điểm của tôi, căn cứ thời điểm Luật Đất đai được sửa năm 2013 và có hiệu lực tháng 7 năm 2014, chúng ta nên có đánh giá sau 5 năm hoặc 10 năm để có tổng kết, sau đó mới tiến hành sửa luật bởi qua giám sát tối cao của Quốc hội đối với việc sử dụng đất ở tại đô thị chúng ta thấy về cơ bản hệ thống luật pháp và các văn bản chế tài của chúng ta tương đối đầy đủ còn trong quá trình thực hiện tất nhiên sẽ có phát sinh những bất cập.
Chính vì lẽ đó chúng ta mới cần cần một bộ máy của Nhà nước và Quốc hội để thông qua các kỳ họp có các vấn đề bất cập sẽ tiến hành xử lý luôn.
- Vâng, xin cảm ơn ông!