Nên giãn lộ trình Basel II

Hà Anh 29/04/2019 11:21

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có nguy cơ tiếp tục giảm tốc, việc nới thời hạn áp dụng Basel II sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng cung tín dụng và ổn định lãi suất.

Chỉ còn khoảng 8 tháng nữa, Thông tư 41/2016/TT-NHNN chính thức có hiệu lực. Thế nhưng, đến nay mới chỉ có 6 ngân hàng được NHNN công nhận đã đáp ứng chuẩn Basel II.

p/Hệ số an toàn vốn (CAR) của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 11/2018, giảm so với cùng kỳ năm 2017.

Hệ số an toàn vốn (CAR) của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 11/2018, giảm so với cùng kỳ năm 2017.

Đến hẹn… lại lỗi

Như vậy, còn 29 nhà băng đã và đang phải chạy đua với thời gian để tuân thủ được chuẩn Basel II.

Tuy nhiên theo các chuyên gia ngân hàng, đây là điều không dễ bởi ngay cả với yêu cầu tăng vốn để đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II cũng đang là một thách thức không nhỏ với các nhà băng. Trong khi yêu cầu vốn tối thiểu mới chỉ là trụ cột thứ nhất trong 3 trụ cột của Basel II (vốn, giám sát và công bố thông tin).

Có thể bạn quan tâm

  • Ngân hàng đáp ứng chuẩn Basel II liệu có được nới room tín dụng?

    Ngân hàng đáp ứng chuẩn Basel II liệu có được nới room tín dụng?

    15:00, 29/11/2018

  • Nâng tầm quản trị rủi ro với chuẩn Basel II

    Nâng tầm quản trị rủi ro với chuẩn Basel II

    06:06, 20/11/2018

  • Áp lực từ chuẩn Basel II

    Áp lực từ chuẩn Basel II

    10:34, 16/10/2016

  • Áp lực tăng vốn đẩy lãi suất

    Áp lực tăng vốn đẩy lãi suất

    02:53, 10/03/2019

  • Ngành ngân hàng trước áp lực tăng vốn theo chuẩn Basel II

    Ngành ngân hàng trước áp lực tăng vốn theo chuẩn Basel II

    06:10, 03/03/2018

Theo đánh giá của các tổ chức E&Y, KPMG, Gottschalk R và Jones S, những khó khăn cơ bản của các nước khi triển khai Basel II gồm: chất lượng nguồn dữ liệu, hiệu quả của công tác phân loại tài sản có rủi ro, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, tính đầy đủ của nguồn lực (hạ tầng công nghệ, tài chính, con người), cơ chế chính sách của cơ quan quản lý, đội ngũ chuyên gia và yêu cầu về công bố thông tin…

  Tăng vốn đang là bài toán khó của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh. Vì vậy, NHNN nên cân nhắc lui thời hạn áp dụng Basel II; thậm chí việc áp dụng phải phù hợp với từng ngân hàng.

Vì lẽ đó, chắc chắn sẽ có không ít nhà băng sẽ lỗi hẹn với việc áp dụng Thông tư 41, thậm chí với một số nhà băng, đây cũng không phải là lần lỗi hẹn đầu tiên. Còn nhớ, ngay từ năm 2014, NHNN đã lựa chọn 10 ngân hàng hàng đầu trong hệ thống để thí điểm áp dụng Basel II với lộ trình hoàn thành việc thí điểm vào năm 2018. Tuy nhiên, đến cuối năm 2018 mới chỉ có Vietcombank, VIB và OCB được công nhận đáp ứng chuẩn Basel II, nay có thêm MB, TPBank và VPBank. Ngoài ra theo đánh giá của giới chuyên môn, hiện còn có một số ngân hàng như Techcombank, ACB… đã đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu theo Thông tư 41.

Cân nhắc nới lộ trình

Dường như NHNN cũng đã lường trước được tình trạng nói trên, nên đã mở ra lối thoát cho các ngân hàng chưa thể đáp ứng Thông tư 41 đúng hạn. Theo đó, tại Dự thảo Thông tư thay thế cho Thông tư 36/2014/TT-NHNN, NHNN đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1 Thông tư 41 theo hướng các ngân hàng chưa có khả năng áp dụng Thông tư 41 thì được áp dụng CAR theo quy định tại Thông tư này khi được Thống đốc NHNN quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

“Trong quá trình nghiên cứu xây dựng Thông tư thay thế Thông tư 36 và báo cáo của các ngân hàng về khả năng áp dụng Thông tư 41, một số NHTM không có khả năng thực hiện Thông tư 41 kể từ ngày 1/1/2020 do đang thực hiện quá trình sáp nhập, gặp khó khăn về năng lực tài chính, cơ cấu lại danh mục tài sản”, NHNN Việt Nam lý giải cho đề xuất nói trên.

Thế nhưng, điều đó lại một lần nữa làm “sống dậy” cảnh báo của các chuyên gia về việc không nên cứng nhắc áp dụng chuẩn Basel II trong bối cảnh năng lực tài chính của các ngân hàng trong nước vẫn còn yếu kém và thị trường tài chính cũng còn nhiều bất cập như hiện nay.

PGS.TS Trương Quang Thông - Trưởng Bộ môn Ngân hàng Quốc tế, Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết, cái “được” của Basel II khá rõ, đó là tuyến phòng vệ cho rủi ro cho hoạt động ngân hàng vững chắc hơn. Tuy nhiên, cái “mất” thông thường sẽ nằm ở góc độ lý thuyết: Vốn càng lớn và tài sản càng an toàn thì tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) sẽ giảm đi, nếu không tính đến những yếu tố khác, từ đó gây ra áp lực về lợi nhuận đối với các ngân hàng. Bên cạnh đó, khi áp dụng Basel II đòi hỏi các ngân hàng phải tăng an toàn vốn khiến việc cho vay khách hàng bị giảm.

“Việc áp dụng Basel II quá sớm có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn”, một chuyên gia ngân hàng nhấn mạnh và cho biết, hiện chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào của các ngân hàng đang khá lớn do nhiều nguyên nhân như nợ xấu cao, bộ máy công kềnh, quản lý chưa hiệu quả… Nay nếu áp Basel II càng khiến chi phí vốn của ngân hàng bị đội lên và hệ quả là doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ phải gánh chịu.

Tuy nhiên, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, theo chiến lược phát triển ngành Ngân hàng tới năm 2025 và định hướng đến năm 2030, mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II. Theo đó, những ngân hàng lớn nằm trong nhóm này kiểu gì cũng phải đáp ứng chuẩn Basel II. Còn những ngân hàng khác nhỏ hơn, NHNN nên xem xét tình hình cụ thể.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nên giãn lộ trình Basel II
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO