Khi mọi người càng làm việc từ xa nhiều thì các tab trình duyệt trên máy tính ngày càng quan trọng.
>>Snapchat lấn sân truyền thông
Sau hơn một thập kỷ hoạt động là một ứng dụng chỉ dành cho thiết bị di động, Snapchat cuối cùng cũng ra mắt phiên bản dành cho máy tính. Snapchat cho Web ban đầu sẽ chỉ có sẵn cho những người đăng ký Snapchat+ với giá đăng ký 4USD/tháng. Nền tảng này hiện chỉ có ở Mỹ và một số quốc gia nói tiếng Anh khác.
Trang web sẽ ra mắt dưới dạng phiên bản rút gọn của ứng dụng, tập trung vào các cuộc trò chuyện và cuộc gọi điện video. Snap cho biết người dùng của họ dành trung bình 30 phút/ngày cho các cuộc gọi.
Cổ phiếu Snap đã giảm 70% trong năm nay sau khi họ dự kiến sẽ không đạt thu nhập kì vọng cho quý mới nhất của mình. Vào tháng 5, Snap đã cảnh báo về tốc độ tăng trưởng chậm lại. Giờ đây, họ đang cố gắng thu hút sự tương tác với cơ sở người dùng cốt lõi của mình.
Snap cho biết ứng dụng được hơn 3/4 số người trong độ tuổi từ 13 đến 34 tuổi ở các thị trường quan trọng, như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Những người thuộc thế hệ Z và thế hệ trẻ này sẽ có nhiều khả năng sử dụng Snap xen kẽ với các hoạt động khác trong ngày. Đó là lý do mà dịch vụ web của Snap cung cấp tính năng bảo mật ẩn cửa sổ Snap khi bạn chuyển sang làm việc khác.
NHƯ VẬY LÀ:
>>Snap làm nóng thêm cuộc đua "giành giật" người làm nội dung
Sự gia tăng làm việc tại nhà đã dẫn đến sự bùng nổ của khái niệm “nền kinh tế tab trình duyệt bên lề” (side-tab economy). Khi mọi người làm việc ở nhà thì sẽ phải mở trình duyệt web để làm việc từ xa, họp hành, truy cập vào hệ thống quản trị công việc của công ty. Từ đó, các hoạt động của người dùng sẽ chủ yếu diễn ra trên trình duyệt máy tính.
Bên lề những tab luôn dùng để mở các trang web làm việc (như Zoom hay email công việc), thì người dùng cũng hay mở vài tab các trang dịch vụ cá nhân, như mua sắm, mạng xã hội, Youtube. Những tab cá nhân này được gọi là “tab trình duyệt bên lề”.
Khi mọi người càng làm việc từ xa nhiều thì các tab trình duyệt trên máy tính ngày càng quan trọng vì nó mang lại khả năng mua sắm, phát sinh doanh thu cho các dịch vụ trực tuyến, dẫn tới khái niệm “nền kinh tế tab trình duyệt bên lề”.
Vì thế, Snap không thể đứng ngoài “nền kinh tế” này. Snap cũng muốn trở thành một ứng dụng mà bạn sẽ luôn mở trong ngày làm việc của mình, cạnh tranh với các đối thủ lớn như TikTok và Instagram - những ứng dụng vốn đã có các dịch vụ web từ lâu.
Có thể bạn quan tâm