Các xu hướng của kỷ nguyên số và “nhà nhà đều có thể làm truyền thông” trên nền tảng số đặt ra thách thức lớn cho các tòa soạn trong việc đảm bảo nguồn thu, duy trì và mở rộng hoạt động.
>>Báo chí góp phần quan trọng trong tăng cường hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế
Ngày nay, câu chuyện áp lực của phát triển báo chí, dưới góc độ người làm báo và người viết báo - tức ở cả vấn đề giải quyết quản lý và đảm bảo kinh tế báo chí, lẫn phát triển nội dung..., trong kỷ nguyên số, đã đẩy nhiều tòa soạn báo đứng trước bài toán sống - còn. “Làm thế nào để tồn tại” trở thành nỗi lo của mỗi người cầm bút.
Đối với các nhà quản lý, thách thức là vừa làm sao để vừa đảm bảo chức năng của tờ báo/ tạp chí, vừa duy trì đảm bảo đáp ứng và thích nghi, xu hướng, nhu cầu, hành vi đọc của độc giả, “nuôi” được tòa soạn. Đối với người cầm bút, đó là làm thế nào để đáp ứng “KPI” - chất lượng bài báo lẫn đáp ứng “view”, vừa nhanh, hấp dẫn, mới lạ, không bị tụt lại, nhạt nhòa so với “báo bạn” trên thị trường thông tin, cũng không bị “cạnh tranh không lại” với các siêu bộ não từ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI, các “nhà báo” AI tổng hợp và phân tích mọi vấn đề chỉ trong một câu đề ra và có kết quả bài viết sau “vài nốt nhạc”.
>>Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đồng hành, hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp
Trong khi đó, nhu cầu từ phía người trả tiền mua quảng cáo cũng ngày càng giảm đi, do lượng thông tin được cung cấp ngồn ngộn, liên tục và từ các kênh mạng xã hội (không chính thống, chính thức hay chuẩn nguồn) đôi khi còn nhanh nhạy hơn cả báo chí. Đã có những trường hợp và thống kê về tỷ lệ ngân sách các doanh nghiệp cắt giảm ở các kênh báo chính thống, bao gồm báo hình, nói và viết… để đầu tư “phòng media” và “tự làm truyền thông”.
Nói cách khác, báo chí đang đứng trước ngã ba của tác động xu hướng làm báo, sự suy giảm kinh tế, lẫn lựa chọn của các đối tượng độc giả, khách hàng, người cộng sinh cũng có thể chuyển hóa thành “kênh thông tin” qua các kênh tương tác, đăng tải thông tin, bày tỏ quan điểm, phát ngôn, truyền thông thương hiệu, làm hình ảnh, marketing, bán hàng trên các nền tảng số.
Nghịch lý là trước ngã ba đó, dù nỗ lực chuyển đổi tới đâu và nhận biết rõ các doanh nghiệp đang và sẽ cắt giảm chi phí marketing, truyền thông như khoản đầu tiên phải cắt giảm trong chi phí lúc khó khăn, không xem đây như một định phí; thì theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, báo in, báo điện tử hay phát thanh - truyền hình, vẫn dựa khá nhiều vào nguồn thu quảng cáo.
Thực tế, nhiều tòa soạn báo đã đưa ra các giải pháp, phương án kinh tế báo chí linh hoạt phát triển theo hướng đáp ứng “n in 1” nhằm mang đến trọn gói cho độc giả, khách hàng trải nghiệm nghe, nhìn, cung cấp dịch vụ và được truyền thông, marketing tối đa.
Song các mô hình đẩy mạnh dịch vụ cộng thêm này đang mang đến những “được” và “mất. “Được”, là báo chí “được” cạnh tranh và làm mọi thứ như nhiều doanh nghiệp đã và đang phải nỗ lực vận động trong dòng chảy số, được mở rộng không giới hạn khả năng tương tác và phục vụ thông tin - truyền thông tích hợp, chia sẻ cho các đối tượng mà các tòa soạn hướng đến. “Mất” là sự tập trung cho “vũ khí” cần tôi rèn nhất của nghề viết, có thể bị tác động, thay đổi bởi các yêu cầu khác nhau...
Do đó, cần thấy rằng áp lực tăng giá trị hàm lượng thông tin riêng có, chuẩn nguồn, như kênh kiểm chứng thông tin chính là lợi thế số 1 của báo chí. Chỉ có phát huy được lợi thế “chuẩn nguồn, kênh kiểm chứng” mới nhân được giá trị cạnh tranh của báo chí trong kỷ nguyên số cho mọi nhu cầu thông tin, xây dựng thương hiệu của độc giả, khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
03:30, 19/06/2024
01:00, 19/06/2024
15:26, 14/06/2024
13:23, 14/06/2024