Nga vỡ nợ có gây nên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu?

NGUYỄN LONG 15/03/2022 05:08

Kịch bản Nga vỡ nợ hoàn toàn có thể xảy ra nhưng liệu điều này có gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu?

Sàn chứng khoán Nga tiếp tục đóng băng, tương lai nào cho thị trường?

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva.

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva hôm qua (13/3) cho biết, Nga có thể vỡ nợ sau các lệnh trừng phạt “chưa từng có” nhằm vào nước này liên quan đến hoạt động quân sự tại Ukraine.

Bà Kristalina Georgieva cho biết, tác động của các lệnh trừng phạt là khá nặng nề đối với nền kinh tế Nga. IMF dự đoán một cuộc suy thoái sâu ở Nga, đồng rúp mất giá đáng kể sẽ khiến thu nhập thực tế đã bị thu hẹp. Sức mua của người dân Nga đã giảm đi đáng kể. Và kịch bản Nga vỡ nợ là có thể xảy ra, khi mà Nga có tiền trả nợ, nhưng lại không thể tiếp cận nguồn tiền này.

“Điều tôi lo ngại hơn là có những hậu quả vượt ra ngoài Ukraine và Nga”, Giám đốc điều hành IMF lo lắng.

IMF: Đứt gãy chuỗi cung ứng và sức ép giá đang kiềm chế đà phục hồi

Bà Kristalina bày tỏ, có hai nhóm quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng: Nhóm đầu tiên là các quốc gia vẫn chưa phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế do COVID gây ra. Đối với họ, cú sốc này đặc biệt đau đớn. Và nhóm quốc gia thứ hai là những quốc gia phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu năng lượng từ Nga, họ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ lạm phát.

Tuy nhiên, với kịch bản khủng hoảng tài chính toàn cầu, đại diện IMF cho rằng Nga có thể vỡ nợ nhưng không gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuần trước, IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 4,4% trong năm 2022 do tác động của cuộc chiến tại Ukraine, “nhưng nó vẫn sẽ là một tốc độ tăng trưởng tích cực”, bà Kristalina cho biết.

Chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Nga đã thất bại, cuộc chiến kéo dài sẽ không bên nào hưởng lợi.

Chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Nga đã thất bại, cuộc chiến kéo dài sẽ không bên nào hưởng lợi.

Về vấn đề suy thoái kinh tế toàn cầu, trả lời Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Minh Tuấn – CEO AFA Capital đánh giá: “Quan điểm của tôi chắc chắn Nga sẽ có sự suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao, GDP không tăng trưởng, thị trường chứng khoán bị sụt giảm. Ở góc độ châu Âu tôi cho rằng sẽ có hiệu ứng lan tỏa, vì dầu và khí đốt là các hàng hóa đặc biệt quan trọng”.

Trước việc đồng rúp mất giá, người dân Nga xếp hàng dài rút tiền nội tệ để đổi sang ngoại tệ.

Trước việc đồng rúp mất giá, người dân Nga xếp hàng dài rút tiền nội tệ để đổi sang ngoại tệ.

Tác động của cuộc chiến tới thị trường tài chính đã thấy rõ, với mục tiêu đánh nhanh thắng nhanh của Nga đã không đạt được cuộc chiến sẽ kéo dài, từng ngày thị trường tài chính đều có sự phản ứng. “Nếu quan sát kỹ, có thể thấy một số thị trường phản ứng rất tiêu cực với chiến sự kéo dài nhiều ngày. Ví dụ như thị trường trái phiếu, toàn bộ trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của các quốc gia châu Âu có sự tăng trưởng đột biến nếu như chúng ta hiểu trái phiếu chính phủ 10 năm chính là lãi suất phi rủi ro, thì chúng ta sẽ thấy đối mặt với việc không cần tăng lãi suất mà lãi suất sẽ tự tăng vậy sẽ rất đến tăng trưởng GDP của châu Âu, Mỹ cũng như toàn thế giới sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới”, ông Nguyễn Minh Tuấn cho hay.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD trong tổng số 640 tỷ USD dự trữ vàng và ngoại hối của Nga.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao IMF lo lắng về tiền kỹ thuật số?

    05:15, 25/12/2021

  • IMF: Đứt gãy chuỗi cung ứng và sức ép giá đang kiềm chế đà phục hồi

    03:55, 15/10/2021

  • Sàn chứng khoán Nga tiếp tục đóng băng, tương lai nào cho thị trường?

    04:41, 14/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nga vỡ nợ có gây nên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO