Ngân hàng đất nông nghiệp chờ khung pháp lý

Diendandoanhnghiep.vn “Ngân hàng đất nông nghiệp” sẽ cần thời gian nhiều hơn nữa để xây dựng khung pháp lý đầy đủ.

>>> Làm rõ cơ chế hoạt động cho “Ngân hàng đất nông nghiệp”

Đó là chia sẻ của GS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT với DĐDN về mô hình “Ngân hàng đất nông nghiệp” được đề xuất mới đây tại Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

- “Ngân hàng đất nông nghiệp” là một nội dung mới tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ông có thể nhận xét về vấn đề này?

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10/2022, trong đó thể chế Nghị quyết số 18-NQ/TW, dự thảo đề xuất bổ sung Điều 106 quy định về ngân hàng đất nông nghiệp để thực hiện chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp.

Có thể hiểu đề xuất này rằng khi người sử dụng đất nông nghiệp không muốn trồng trọt trên đất, họ có thể đem giấy chứng nhận đấy gửi vào ngân hàng. Ngân hàng có nhiệm vụ tập hợp đất ấy để cho thuê với doanh nghiệp nông nghiệp. Mô hình này đã thành công ở các nước và nổi bật có thể kể đến Nhật Bản.

Mô hình này sẽ góp phần giải quyết vấn đề lớn nhất của đất nông nghiệp hiện nay là bỏ hoang đất. Chúng ta có thể thấy các vùng như đồng bằng sông Hồng, người dân đi tìm kiếm công việc ở khu vực phi nông nghiệp nhiều, việc gửi đất vào ngân hàng nông nghiệp giúp họ đảm bảo thu nhập hơn và không bỏ hoang đất nông nghiệp.

Ngân hàng đất này tạo ra được cơ chế giúp người dân khi đi làm các công việc phi nông nghiệp thì khi quay lại vẫn có thể có đất để làm nông nghiệp. Thậm chí như thời điểm COVID–19 diễn ra, làn sóng công nhân trở về vẫn có tư liệu sản xuất để mưa sinh.

- Theo Dự thảo, “ngân hàng đất nông nghiệp” là doanh nghiệp nhà nước, kinh phí hoạt động của ngân hàng đất nông nghiệp được cấp từ ngân sách nhà nước, đề xuất đó liệu có phù hợp thưa ông?

Dù là giải pháp tốt, tuy nhiên, ở Việt Nam sẽ cần thời gian nhiều hơn nữa để làm quen với mô hình này.

 Đa số các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao đều gặp khó khi tiếp cận quỹ đất - (Trồng rau thủy canh tại Công ty TNHH Hương Đất An Phú, Gia Lai. Ảnh: Thùy Dung)

Đa số các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao đều gặp khó khi tiếp cận quỹ đất - (Trồng rau thủy canh tại Công ty TNHH Hương Đất An Phú, Gia Lai. Ảnh: Thùy Dung)

Bên cạnh đó, khi xây dựng khung pháp lý phải làm rõ về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng đứng ra nhận gửi đất nông nghiệp, để không làm thiệt thòi các bên. Ngân hàng đất nông nghiệp nên là doanh nghiệp xã hội, hoạt động phải đảm bảo nguồn lợi phù hợp, không làm lãng phí đất đai, nhưng cũng không thể làm tăng gánh nặng cho ngân sách.

- Theo ông, để hoàn thiện chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nhằm khuyến khích sử dụng đất đai hiệu quả, Luật Đất đai sửa đổi cần bổ sung những gì?

Có một thực trạng là người nông dân vẫn “cô đơn” trên đồng ruộng. Mặc dù có sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân nhưng chưa thực sự hiệu quả, chính sách đất đai còn hạn chế, định vị đất nông nghiệp chưa hợp lý.

Luật Đất đai 2013 đã tạo nên các nút thắt rất nghiêm trọng. Áp dụng luật này thì không thể thực hiện được tích tụ và tập trung đất đai để phát triển được nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Các tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân sau ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành đều phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước.

>>GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI: Luật hóa bất động sản logistics

Khi đó, các doanh nghiệp muốn đầu tư trên đất nông nghiệp vừa phải mua quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, vừa phải trả tiền thuê chính đất đó cho Nhà nước. Điều này khiến chi phí về đất đai tăng lên gấp đôi, doanh nghiệp không mặn mà.

Nút thắt này cũng không tạo được mối quan hệ có độ tin cậy cao giữa doanh nghiệp và người nông dân đang sử dụng đất. Nhiều hợp đồng liên kết thường bị bên này hay bên kia đơn phương xóa bỏ khi giá nông sản trên thị trường biến động mạnh so với mặt bằng giá lúc ký kết hợp đồng.

Do đó, trong lần điều chỉnh Luật này, cần làm rõ quan hệ sản xuất, hộ gia đình, hợp tác xã sử dụng nông nghiệp quy mô lớn, áp dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Chúng ta vẫn loay hoay và chưa có hình thức phù hợp.

Luật làm sao tạo ra khung pháp lý để mọi người có thể áp dụng, hay kinh tế trang trại của nhóm hộ gia đình, hay hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp hợp tác xã mà cho người sử dụng đất nông nghiệp được lựa chọn, chuẩn hóa tài sản trên đất.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng đất nông nghiệp chờ khung pháp lý tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713540457 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713540457 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10