Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu vượt dịch

Diendandoanhnghiep.vn Hỗ trợ doanh nghiệp vượt đại dịch nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng, an toàn khoản vay và đảm bảo an toàn hoạt động là bài toán khó của ngân hàng.

Những ngày cuối của năm 2020 đang dần khép lại. Các quốc gia đã và đang đặt nhiều kỳ vọng về một phía trước tươi sáng hơn với vaccine đã bắt đầu có mặt hứa hẹn đẩy lùi đại dịch COVID-19 cũng như thực sự để lại năm gian khó 2020 ở lại phía sau lưng.

OCB có nhiều giải pháp để hỗ trợ, đồng hành cùng khách hàng vượt dịch

OCB có nhiều giải pháp để hỗ trợ, đồng hành cùng khách hàng vượt dịch

Việt Nam là một trong những quốc gia đã kiểm soát đại dịch tốt trong năm nay, đồng thời cũng đã giữ vững mục tiêu kép, đưa nền kinh tế dần phục hồi trong trạng thái “bình thường mới", với tăng trưởng GDP tuy thấp nhất trong nhiều năm, song vẫn giữ vị thế là một trong những quốc gia tăng trưởng tốt nhất thế giới năm 2020.

Đóng góp cho thành tựu này có sự nỗ lực của hệ thống ngân hàng với chính sách tiền tệ linh hoạt, uyển chuyển, hỗ trợ nền kinh doanh và doanh nghiệp tối đa. Trong đó, tín dụng mặc dù còn hấp thụ kém do nền kinh tế chưa thể lập tức "tiêu hóa" vốn như thời kỳ bình thường, nhưng cũng đã bắt đầu có dấu hiệu chảy mạnh hơn đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh những tháng cuối năm nay. 

Thống kê của NHNN cho thấy đến nửa đầu tháng 11/2020, tăng trưởng tín dụng đã đạt tới 7,26%, tăng tới 2,14% trong 2 tháng gần nhất. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của hệ thống cả năm từ 8-9% đã ở rất gần và nhiều ngân hàng cũng đã bắt đầu cạn room tín dụng.

Song vẫn còn đó những lo ngại về chất lượng tín dụng và nguy cơ nợ xấu ngân hàng sẽ tăng cao tới đây, nhất là khi Thông tư 01/2020/TT-NHNN với thời gian khoanh nợ của các ngân hàng rồi cũng sẽ phải đi đến kết thúc.

Nhiều TCTD cho biết gần suốt năm nay tính từ tháng 3/2020, họ đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Thông tư 01/2020/TT-NHNN đề ra từ đầu đại dịch. Theo đó ngân hàng đã hướng đến vừa hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống và tổ chức, nỗ lực tối đa để hóa giải được nỗi lo nói trên.

Theo bà Đào Minh Anh, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp của OCB, dịch COVID-19 xuất hiện là điều không thể lường trước. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ngay lập tức triển khai nhiều gói hỗ trợ dành cho người dân và doanh nghiệp. "Bản thân OCB, ngay từ khi dịch xuất hiện, chúng tôi cũng đã có rất nhiều các giải pháp để hỗ trợ khách hàng. Cụ thể, thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, OCB đã cơ cấu nợ cho khách hàng, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng gặp khó do COVID-19. Tiếp đó, chúng tôi cũng đã có rất nhiều gói miễn, giảm lãi suất cho khách hàng, sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng vượt qua thời điểm khó khăn. Ngoài ra, ngân hàng cũng sát sao hơn đối với khách hàng cả doanh nghiệp và cá nhân, đánh giá hoạt động kinh doanh của họ, thậm chí còn hỗ trợ doanh nghiệp tái cấu trúc, tư vấn cho họ những gói tài chính phù hợp để vượt qua khó khăn", bà Đào Minh Anh nói.

Bà Đào Minh Anh cũng cho biết do sớm có những giải pháp đồng hành và đánh giá sớm hoạt động kinh doanh của khách hàng nên lượng khách hàng phải cơ cấu nợ của OCB rất ít, chỉ khoảng 100 khách hàng. Điều này cho thấy chất lượng khách hàng của OCB khá là tốt. Cùng với đó, OCB cũng chia sẻ và cấu trúc lại khoản vay, miễn, giảm lãi suất cho hàng trăm khách hàng.

Được biết, song song với các biện pháp hỗ trợ, chất lượng tín dụng của OCB cũng được kiểm soát chặt, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp dưới 2%, trong khi tăng trưởng tín dụng tính đến tháng 10/2020 đã đạt được gần 20%.

Tăng trưởng tín dụng tích cực tại OCB, cũng là trạng thái ở một số ngân hàng vừa chú trọng hỗ trợ khách hàng vượt dịch, vừa đảm bảo hoạt động an toàn của ngân hàng. HDBank cho biết tới tháng 11, ngân hàng này cũng đã sắp chạm room với tín dụng đạt tới 20,4%, là một trong những ngân hàng tăng trưởng tín dụng cao nhất hệ thống. Nợ xấu của HDBank thống kê riêng lẻ cũng duy trì rất thấp, khoảng dưới 1,5%. 

"HDBank cũng chuẩn bị nguồn vốn lớn nhằm đáp ưng nhu cầu ở một số lĩnh vực sẽ tăng cao vào dịp tháng 12, đồng thời đặt mục tiêu đạt room tăng trưởng tín dụng như kế hoạch, với chất lượng tài sản tiếp tục được duy trì trạng thái tốt nhất", đại diện HDBank nói.

Có thể nói đẩy mạnh tín dụng nhưng không phải cho vay bằng mọi giá, mặt khác lại cũng không hạn chế cơ hội tiếp cận vốn ưu đãi của doanh nghiệp, là một những bí quyết để các ngân hàng cân đối giữa: Tiếp vốn + Đảm bảo chất lượng tín dụng. Bà Minh Anh, đại diện OCB nhấn mạnh, OCB hay bất kể tổ chức tín dụng nào khi triển khai ưu đãi không có nghĩa là sẽ giảm tiêu chuẩn xét duyệt, giảm chất lượng của khách hàng. Do đó, những khách hàng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của gói lãi suất ưu đãi chắc chắn không gặp khó khăn nào khi tiếp cận vốn.

"Tại OCB, chúng tôi liên tục có các gói ưu đãi cho khách hàng nhưng cái khó ở đây, chính là chúng tôi không tìm được những khách hàng đủ điều kiện để được cấp vốn. Các điều kiện cơ bản liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính hoặc các kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của họ không đáp ứng được thì chúng tôi cũng không thể dành cho họ gói ưu đãi", Lãnh đạo của ngân hàng đang tiên phong mô hình ngân hàng số OCB OMNI nói thêm. Đồng thời bà bày tỏ kỳ vọng việc sửa đổi Thông tư 01/2020 mà Ngân hàng Nhà nước đang xin ý kiến của các tổ chức tín dụng và trình lên Chính phủ, sẽ hỗ trợ rất tốt cho các doanh nghiệp.

Bà Minh Anh, Thời điểm hết hiệu lực của Thông tư 01 không hẳn là một lý do mà quan trọng nhất là dịch bệnh khi nào sẽ kết thúc. Ngay cả khi Thông tư 01 được gia hạn nhưng dịch bệnh tiếp tục phức tạp thì các doanh nghiệp cũng như cá nhân cũng sẽ khó hồi phục, thời gian hồi phục kéo dài hơn và chắc chắn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng.

Bà Đào Minh Anh, P.TGĐ Phụ trách Khối khách hàng doanh nghiệp OCB chia sẻ "Thời điểm hết hiệu lực của Thông tư 01/2020 không hẳn là một lý do mà quan trọng nhất là dịch bệnh khi nào sẽ kết thúc.  

Theo ghi nhận của DĐDN, Dự thảo sửa đổi Thông tư 01/2020 đã được NHNN đưa ra lấy ý kiến từ tháng 5/2020. Một nội dung sửa đổi quan trọng đang được chờ đợi là việc kéo dài thời gian hiệu lực của Thông tư để các TCTD tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng. TS Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng từng kiến nghị có thể sửa đổi cụ thể về quy định liên quan đến cơ cấu lại nhóm nợ đến hết 2021, khi dịch dự báo sẽ kết thúc và các ngân hàng cũng vững vàng băng qua tác động đại dịch.

Trong khi chờ sửa đổi Thông tư 01/2020 (mà thời gian không còn nhiều), các ngân hàng vẫn đã và phải tiếp tục vừa "giữ mình" - tăng trưởng - lại thực hiện tìm hướng hỗ trợ chia sẻ cùng khách hàng - người dân và doanh nghiệp sao cho hiệu quả theo phương châm: Hỗ trợ khách hàng, cũng là hỗ trợ chính ngân hàng. 

Để xử lý nợ xấu, OCB hướng đến tái cấu trúc cho doanh nghiệp, thay vì chỉ đơn thuần phát mãi tài sản. "Chúng tôi đánh giá lại hoạt động kinh doanh của khách hàng, giúp kết nối đầu ra giữa các khách hàng của ngân hàng; hỗ trợ các gói tài chính phù hợp và quản lý chặt mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm ngân hàng phải sâu sát, chia sẻ với doanh nghiệp, khi hồi phục chắc chắn họ sẽ là khách hàng rất tốt của ngân hàng", Phó Tổng giám đốc phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp của OCB nói. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu vượt dịch tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714948298 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714948298 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10