Ngân hàng Nhà nước và HoREA phản hồi gì về Thông tư 22/2023?

LÊ MỸ 31/01/2024 17:37

Liên quan đến các quy định về cách hiểu được phép cho vay hoặc không cho vay thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại Thông tư 22/2023/TT-NHNN, cơ quan ban hành văn bản đã lên tiếng.

>>> Vì sao Thông tư 22/2023/TT-NHNN làm "dậy sóng" thị trường?

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức thông tin về các ý kiến xoay quanh các quy định tại Thông tư 22, được cho có các nội dung gây ra các cách hiểu khác nhau và đặc biệt là lo lắng của các chủ đầu tư bất động sản, người có kế hoạch vay mua nhà ở với tài sản đảm bảo thế chấp khoản vay là tài sản hình thành trong tương lai. 

NHNN: Quy định không hạn chế quyền của tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai

Thông tư 41/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 22/2023/TT-NHNN) quy định về tỷ lệ an toàn vốn của NHTM, chi nhánh NHNNg, không phải là văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cấp tín dụng của TCTD; Thông tư 41/2016/TT-NHNN được xây dựng trên cơ sở tham khảo chuẩn mực vốn Basel II được ban hành bởi Ủy ban Basel. Trong đó, Thông tư hướng dẫn về việc xác định và áp dụng hệ số rủi ro đối với từng loại tài sản của ngân hàng (bao gồm cả các khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản và cho vay thế chấp nhà).

Thông tư 22/2023/TT-NHNN có hiệu lực vào tháng 7 tới đây

Thông tư 22/2023/TT-NHNN có hiệu lực vào tháng 7 tới đây. (Ảnh minh họa)

Khoản 10 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định: “Khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản là khoản cho vay đối với cá nhân, pháp nhân để mua bất động sản, thực hiện dự án bất động sản và được bảo đảm bằng chính bất động sản, dự án bất động sản hình thanh từ khoản cho vay theo các quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo”.

NHNN cho biết Thông tư 22/2023/TT-NHNN không sửa đổi, bổ sung nội dung này. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua nhà và bảo đảm (thế chấp) chính nhà hình thành trong tương lai này áp dụng hệ số rủi ro từ 30%-120% phụ thuộc vào tỷ lệ bảo đảm (LTV) được tính bằng tỷ lệ số dư khoản cho vay so với giá trị của tài sản bảo đảm, trường hợp không có thông tin về tỷ lệ LTV hệ số rủi ro 150%.

Khoản 11 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định: “Khoản cho vay thế chấp nhà là khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà ở đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) Nguồn tiền trả nợ không phải là nguồn tiền cho thuê nhà hình thành từ khoản cho vay; b) Nhà đã hoàn thành theo hợp đồng mua bán nhà; c) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đầy đủ quyền hợp pháp để xử lý nhà thế chấp khi khách hàng không trả được nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo; d) Nhà hình thành từ khoản cho vay thế chấp này phải được định giá độc lập (được bên thứ ba định giá hoặc được bộ phận độc lập với bộ phận phê duyệt tín dụng của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá) với nguyên tắc thận trọng (giá không cao hơn giá thị trường tại thời điểm xét duyệt cho vay) theo quy định của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

>>>Thông tư 22/2023/TT-NHNN: Không ảnh hưởng đến vay tiền mua nhà ở hình thành trong tương lai

Khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-NHNN quy định: “ 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 2 như sau: “11. Khoản cho vay thế chấp nhà là khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà, bao gồm: a) Khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà đáp ứng các điều kiện sau: i) Nguồn tiền trả nợ không phải là nguồn tiền cho thuê nhà hình thành từ khoản cho vay; ii) Nhà đã được hoàn thành để bàn giao theo hợp đồng mua bán nhà; iii) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đầy đủ quyền hợp pháp để xử lý nhà thế chấp khi khách hàng không trả được nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo và pháp luật về nhà ở; iv) Nhà hình thành từ khoản cho vay thế chấp này phải được định giá độc lập (được bên thứ ba định giá hoặc được bộ phận độc lập với bộ phận phê duyệt tín dụng của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá) với nguyên tắc thận trọng (giá trị không cao hơn giá thị trường tại thời điểm xét duyệt cho vay) theo quy định của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

b) Khoản cho vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ được xác định theo quy định của pháp luật về nhà ở đáp ứng các điều kiện tại các điểm a(i), a(iii), a(iv) khoản này.”

Đối với khoản cho vay thế chấp nhà sẽ bao gồm: Khoản cho vay thế chấp nhà để mua nhà ở đáp ứng các điều kiện theo quy định trong đó có điều kiện phải hoàn thành để bàn giao và khoản cho vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ. Hệ số rủi ro áp dụng cho khoản vay thế chấp nhà sẽ tùy thuộc vào từng loại từ 20%-100% phụ thuộc vào tỷ lệ LTV và DSC. Đối với khoản cho vay mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ, không phải đáp ứng điều kiện nhà đã hoàn thành để bàn giao và có hệ số rủi ro thấp hơn so với các khoản cho vay thế chấp nhà ở khác chỉ ở mức 20%-50%, nhằm thực hiện chủ trương khuyến khích nhà ở xã hội của Chính phủ.

Điều kiện nhà đã hoàn thành theo hợp đồng mua bán nhà chỉ áp dụng đối với khoản cho vay thế chấp nhà (được áp dụng mức hệ số rủi ro thấp hơn so với các khoản phải đòi được bảo đảm bằng bất động sản khác). Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, mua nhà ở hình thành trong tương lai thế chấp chính nhà ở hình thành trong tương lai này sẽ thuộc trường hợp khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Thông tư 41 và áp dụng hệ số rủi ro tương ứng theo quy định tại khoản 10 Điều 9 Thông tư 41.

Như vậy, NHNN thông tin: Quy định này không hạn chế quyền của tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai, không trái với các quy định hiện hành (Luật dân sự, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư 2020, Luật các TCTD 2024). 

Hiệp hội BĐS TP.HCM nói gì?

Trong hôm nay 31/1/2024, cũng liên quan đến Thông tư 22, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) tiếp tục có văn bản kiến nghị. Cụ thể, trước "ý kiến của vài chuyên gia cho rằng “Thông tư 22/2023/TT-NHNN: Không ảnh hưởng đến vay tiền mua nhà ở hình thành trong tương lai” vì “Thông tư 22/2023/TT-NHNN chỉ phân định khoản cho vay thế chấp nhà, không quy định việc cho vay mua nhà ở hình thành trong tương lai” nên “việc cho vay để mua nhà ở hình thành trong tương lai vẫn thực hiện ổn định theo Thông tư số 26/2015/TT-NHNN ngày 09/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (…) Thông tư 26/2015 vẫn có hiệu lực và đang được áp dụng”" Hiệp hội nhận thấy "các ý kiến này chưa thật xác đáng".

Theo HoREA,

Theo HoREA, "Rất cần thiết phải sớm sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2023/TT-NHNN để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với Thông tư số 26/2015/TT-NHNN và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 để tạo điều kiện cho cá nhân vay tín dụng để mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó”. (Ảnh minh họa)

Theo đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, nếu không sửa đổi ngay tiết (ii) điểm a khoản 11 Điều 2 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN trước khi Thông tư số 22/2023/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024thì có thể dẫn đến hệ quả xấu, gây khó khăn, cản trở hoạt động bình thường của thị trường bất động sản, sẽ tác động tiêu cực đến tiến trình phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản cả trước mắt và về lâu dài và có thể “gây khó” cho các tổ chức tín dụng trong việc xét duyệt chocá nhân vay tín dụng để mua “nhà ở thương mạihình thành trong tương lai” được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó.

Bởi lẽ, việc không cho phép tổ chức tín dụng cho cá nhân vay tín dụng để mua “nhà ở thương mạihình thành trong tương lai” được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó là không phù hợp, không đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan (như Hiệp hội đã báo cáo tại các Văn bản số 20 và 21/2024/CV-HoREA ngày 29 và 30/01/2024) và cũng không phù hợp, không đồng bộ, thống nhất với quy định về “áp dụng văn bản quy phạm pháp luật” của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, tại khoản 3 Điều 156 quy định “3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đềthìáp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”.

"Hiệp hội nhận thấy, Ngân hàng Nhà nước đã quy định “về cùng một vấn đề” đối với điều kiện thế chấp” cho “khoản cho vay thế chấp nhà bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà” tại các Thông tư", văn bản kiến nghị do ông Lê Hoàng Châu ký nêu. 

Từ các nghiên cứu, đối chiếu các quy phạm pháp luật có liên quan và tình hình thực tiễn, Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 2 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-NHNN) trước khi Thông tư số 22/2023/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024, để hỗ trợ thị trường bất động sản trong tiến trình phục hồi và phát triển minh bạch, an toàn, lành mạnh, bền vững và tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thực hiện việc xét duyệt cho cá nhân vay tín dụng để mua “nhà ở thương mại hình thành trong tương lai” được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó. Nội dung kiến nghị:

“11. Khoản cho vay thế chấp nhà ở là khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà ở, bao gồm:

a) Khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà đáp ứng các điều kiện sau: i) a) Nguồn tiền trả nợ không phải là nguồn tiền cho thuê nhà hình thành từ khoản cho vay; ii) b) Nhà ở đã được hoàn thành để bàn giao hoặc nhà ở hình thành trong tương lai theo hợp đồng mua bán nhà, theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản; iii) c) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đầy đủ quyền hợp pháp để xử lý nhà thế chấp khi khách hàng không trả được nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo và pháp luật về nhà ở; iv) d) Nhà hình thành từ khoản cho vay thế chấp này phải được định giá độc lập (được bên thứ ba định giá hoặc được bộ phận độc lập với bộ phận phê duyệt tín dụng của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá) với nguyên tắc thận trọng (giá trị không cao hơn giá thị trường tại thời điểm xét duyệt cho vay) theo quy định của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

b) Khoản cho vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ được xác định theo quy định của pháp luật về nhà ở đáp ứng các điều kiện tại các điểm a(i), a(iii), a (iv) khoản này.”

Với đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 2 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-NHNN) trên đây đã bao gồm cả trường hợp cá nhân vay tín dụng để mua “nhà ở xã hội đã được hoàn thành để bàn giao (tức là nhà ở xã hội “có sẵn”) hoặc “nhà ở xã hội chưa được hoàn thành để bàn giao (tức là nhà ở xã hội “hình thành trong tương lai”), nên Hiệp hội đề nghị “bãi bỏ” điểm b khoản 11 Điều 2 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-NHNN) vì không còn cần thiết quy định nữa.

Trước đó, HoREA cũng đã có các đã có các văn bản đề nghị NHNN xem xét sớm sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Thông tư số 22/2023/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 2 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN) cho phép cá nhân được vay tín dụng để mua “nhà ở thương mại hình thành trong tương lai” được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó, để hỗ trợ thị trường bất động sản trong tiến trình phục hồi và phát triển minh bạch, an toàn, lành mạnh, bền vững và tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thực hiện việc xét duyệt chocá nhân vay tín dụng để mua “nhà ở thương mạihình thành trong tương lai” được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao Thông tư 22/2023/TT-NHNN làm

    Vì sao Thông tư 22/2023/TT-NHNN làm "dậy sóng" thị trường?

    13:25, 30/01/2024

  • Thống đốc NHNN chia sẻ gì về thị trường tài chính Việt Nam?

    Thống đốc NHNN chia sẻ gì về thị trường tài chính Việt Nam?

    04:05, 21/01/2024

  • NHNN đề xuất phối hợp thanh tra thị trường vàng

    NHNN đề xuất phối hợp thanh tra thị trường vàng

    12:03, 20/01/2024

  • Cần thiết gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN

    Cần thiết gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN

    04:00, 15/01/2024

  • Chỉ thị 01/CT-NHNN và 3 nhóm giải pháp của ngành ngân hàng TP.HCM

    Chỉ thị 01/CT-NHNN và 3 nhóm giải pháp của ngành ngân hàng TP.HCM

    14:00, 19/01/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngân hàng Nhà nước và HoREA phản hồi gì về Thông tư 22/2023?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO