Ngăn sở hữu chéo ngân hàng: Vẫn còn nhiều quan ngại

Diendandoanhnghiep.vn Tình trạng sở hữu chéo đã từng bước được kiểm soát, song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguyên nhân là khâu thanh tra, giám sát ở Việt Nam còn yếu và cấu trúc sở hữu ngân hàng ở nước ta quá phức tạp…

Đây là nhận định của TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính - ngân hàng về nguyên nhân khiến bài toán “ngăn chặn sở hữu chéo ngân hàng” từ lâu nay vẫn đang là thách thức lớn.

>>Ngăn sở hữu chéo trong ngân hàng: Cần tăng chế tài xử phạt

hihihihi

Bài toán “ngăn chặn sở hữu chéo ngân hàng” từ lâu nay vẫn đang là thách thức lớn. Ảnh minh họa

Theo đó, Trong báo cáo thẩm tra đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch Cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 vừa công bố, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định, tình trạng “sở hữu chéo”, cho vay “sân sau” còn phức tạp.

Mặc dù so với giai đoạn trước, tình trạng sở hữu chéo đã từng bước được kiểm soát, song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi thực tế, sở hữu chéo rất khó nhận diện trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân, tổ chức khác đứng tên số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật. Điều này dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ hoạt động của tổ chức tín dụng thiếu công khai, minh bạch, đồng thời, việc này chỉ có thể được phát hiện và nhận diện thông qua công tác điều tra, xác minh của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.

Xung quanh câu chuyện này, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, sở hữu chéo ở Việt Nam vẫn vô cùng phức tạp và luôn là khởi nguồn của mọi cuộc khủng hoảng, đổ vỡ ngân hàng. Tuy nhiên, phát hiện sở hữu chéo không hề đơn giản, nhiều khi phải thông qua điều tra mới phát hiện được.

Hiện hàng loạt quy định theo hướng siết chặt sở hữu chéo ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bổ sung vào Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), sẽ trình Quốc hội thông qua kỳ họp này. Đáng chú ý là tỷ lệ sở hữu tối đa của một cá nhân từ mức 5% vốn điều lệ ngân hàng sẽ giảm xuống còn 3%. Sở hữu của một cổ đông là tổ chức, giảm từ mức 15% hiện tại xuống còn 10%, của nhóm cổ đông và người liên quan cũng được đề xuất giảm từ 20% xuống 15%...

Mục đích của NHNN khi bổ sung các quy định này là nhằm xử lý hiệu quả tình trạng sở hữu chéo, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, ngay cả khi các quy định này được thông qua, giới chuyên gia cho rằng, các tập đoàn sân sau vẫn có thể lũng đoạn ngân hàng thông qua hàng trăm công ty con để “lách” các quy định.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định, các quy định về ngăn sở hữu chéo và tăng tính đại chúng của một ngân hàng ở nước ta đã đáp ứng được thông lệ quốc tế. Tuy vậy, trên thực tế, các quy định này chưa đủ để ngăn sở hữu chéo ngân hàng. Nguyên nhân là, khâu thanh tra, giám sát ở Việt Nam còn quá yếu và cấu trúc sở hữu ngân hàng ở nước ta quá phức tạp.

Đồng quan điểm, nhiều ý kiến của các chuyên gia cũng nhận định, dù Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có sửa, giảm bớt tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn, thì các tập đoàn sân sau vẫn dễ dàng lách quy định “người liên quan” bằng việc thành lập hàng trăm công ty con để thao túng ngân hàng. Đây cũng là băn khoăn của nhiều đại biểu Quốc hội hiện nay.

>>Ngăn sở hữu chéo trong ngân hàng: Cần làm rõ đối tượng “người có liên quan”

hhihihihi

Quá trình thực thi phải công khai, minh bạch thì chống sở hữu chéo mới có hiệu quả. Ảnh minh họa

Ở một góc nhìn khác, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, sở hữu chéo ở nước ta hiện nay không còn phổ biến như giai đoạn trước đây. Sau khi Luật Các tổ chức tín dụng được sửa đổi, NHNN siết mạnh thanh kiểm tra, sở hữu chéo đã giảm từ năm 2019. Hiện nay, sở hữu chéo chỉ còn tồn tại ở một số ngân hàng nhỏ, trung bình. Về cơ bản, những ngân hàng này đã được cơ quan giám sát nhận diện và khoanh vùng để xử lý.

“Để giảm thiểu sở hữu chéo, đầu tiên là phải có các quy định pháp luật đủ mạnh. NHNN đang sửa Luật Các tổ chức tín dụng trong đó có cả một chương về giảm rủi ro liên quan tới sở hữu chéo. Như vậy, động thái chính sách của nhà điều hành là rất mạnh tay. Tuy nhiên, quá trình thực thi mới là vấn đề. Quá trình này phải công khai, minh bạch thì chống sở hữu chéo mới có hiệu quả”, TS. Cấn Văn Lực nêu quan điểm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngăn sở hữu chéo ngân hàng: Vẫn còn nhiều quan ngại tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714380436 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714380436 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10