Ngăn trục lợi nhà ở xã hội

DIỆU HOA thực hiện 19/05/2024 19:01

Trước tình trạng “lách luật” để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hội, Ủy ban Kinh tế vừa có có ý kiến đề nghị Chính phủ thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua.

>>>Luật Nhà ở mới có đủ “hấp dẫn” doanh nghiệp làm nhà ở xã hội?

Diễn đàn Doanh nghiệp đã có những trao đổi cùng ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM xung quanh vấn đề này.

- Đâu là nguyên nhân dẫn đến kẽ hở để nhiều đối tượng lợi dụng mua nhà ở xã hội với mục đích đầu tư, đầu cơ, thưa ông?

Có hai nguyên nhân chính: Một là từ tiêu chí điều kiện về nhà ở của đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội. Luật Nhà ở 2014 quy định đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội chưa từng hưởng chính sách hỗ trợ dưới mọi hình thức tại nơi ở và nơi làm việc. Quy định này rất khó kiểm tra trong nhiều năm qua, nhất là đối với người thay đổi nơi làm việc nhiều lần, do chỉ quy định kiểm tra tiêu chí này tại nơi ở và nơi làm việc.

Bên cạnh đó, dù Luật có quy định đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội hoặc nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà tối thiểu.

Trên thực tế, nếu một người nào đó muốn lách thì không khó, bởi khách mua để cho người thân khác đứng tên sở hữu nhà. Như vậy, khách mua chứng minh được mình chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhà ở, nhưng ở chật.

Hai là các tiêu chí điều kiện về thu nhập của đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội. Tại Luật Nhà ở 2014 quy định người được hưởng chính sách phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ nhà tiền công, tiền lương theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Quy định này có rất nhiều lỗ hổng và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội hoặc có người giàu ở lẫn trong các chung cư nhà ở xã hội vừa qua.

Trong thực tế, nhiều người làm thêm nghề tay trái, mà nghề tay trái này lại tạo ra thu nhập cao hơn, thậm chí cao hơn nhiều lần so với thu nhập của nghề chính thể hiện trên bảng tiền lương, tiền công chính thức, nên người mua nhà vẫn hội đủ tiêu chí điều kiện về thu nhập, đó là không thuộc diện nộp thuế.

Bên cạnh đó, Luật Thuế Thu nhập cá nhân cho phép miễn thuế thu nhập cá nhân đối với một số trường hợp, như thu nhập từ tiền lãi ngân hàng, hoặc tiền kiều hối, dù đây có thể là những khoản thu nhập rất lớn.

Các nguyên nhân trên đây đã dẫn đến tình trạng người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội hoặc có người giàu ở lẫn trong các chung cư nhà ở xã hội trong thời gian qua, mà vẫn hợp pháp, hợp lệ theo chính sách nhà ở xã hội hiện hành.

p/Các dự án nhà ở xã hội luôn thu hút sự quan tâm rất lớn của người dân. (Ảnh: Hàng nghìn người đã tham dự buổi bốc thăm suất mua nhà ở xã hội tại dự án NHS Trung Văn)

Các dự án nhà ở xã hội luôn thu hút sự quan tâm rất lớn của người dân. (Ảnh: Hàng nghìn người đã tham dự buổi bốc thăm suất mua nhà ở xã hội tại dự án NHS Trung Văn)

- Vậy cần ngăn chặn tình trạng trên bằng cách nào, thưa ông?

Thực tế, Nghị định 16/2022 của Chính phủ đã có quy định cụ thể về các mức xử phạt đối với việc rao bán nhà ở xã hội khi chưa đủ điều kiện. Quy định phạt tiền với các hành vi của cả bên bán và bên mia. Bên cạnh đó, buộc thu hồi nhà ở xã hội và buộc hoàn trả bên mua, bên thuê mua số tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, thực tế mức phạt chỉ ở khoảng dưới 100 triệu đồng, mức rất thấp so với giá trị của một căn nhà ở xã hội. Do đó, cần các chế tài mạnh tay hơn nữa trong xử phạt tình trạng này.

Vì vậy, để giải quyết gốc rễ vấn đề, điều quan trọng hơn là cần sớm đẩy mạnh nguồn cung phân khúc này.

- Theo ông, làm thế nào để người có thu nhập thấp tiếp cận được nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, trong đó có nhiều nội dung đề xuất nới điều kiện với người mua nhà, đây là tiền đề giúp người có thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận với nhà ở xã hội.

Thay đổi quan trọng nhất của Nghị định chính là đã bỏ tiêu chí về điều kiện nơi cư trú - một trong những "rào cản" gây khó cho người dân khi tiếp cận nhà ở xã hội. Hiện dự thảo chỉ yêu cầu người có nhu cầu mua nhà ở xã hội có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố có dự án chứ không "chốt" cứng nhắc là buộc phải có hộ khẩu thường trú.

Và một điểm cũng rất đáng lưu tâm, đó là dự thảo Nghị định mới đã "nới" khung thu nhập bình quân thêm 4 triệu đồng, lên mức 15 triệu, thay vì mức 11 triệu đồng/tháng như hiện nay.

Với các quy định mới trong ưu đãi đầu tư nhà ở xã hội và nới lỏng điều kiện mua nhà ở xã hội, cần sớm áp dụng sớm Luật Nhà ở 2023 để thúc đẩy nguồn cung, cũng như để người có thu nhập thấp tiếp cận nhà ở xã hội.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Cần giảm tỷ lệ đất xây dựng nhà ở xã hội trong dự án đầu tư nhà ở thương mại

    Cần giảm tỷ lệ đất xây dựng nhà ở xã hội trong dự án đầu tư nhà ở thương mại

    03:00, 18/05/2024

  • Nghiên cứu chuyển các khu tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội

    Nghiên cứu chuyển các khu tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội

    00:10, 18/05/2024

  • Hàng ngàn căn hộ tái định cư bỏ trống, TP.HCM nói khó chuyển sang nhà ở xã hội

    Hàng ngàn căn hộ tái định cư bỏ trống, TP.HCM nói khó chuyển sang nhà ở xã hội

    18:36, 16/05/2024

  • Ngăn trục lợip/nhà ở xã hội

    Ngăn trục lợi nhà ở xã hội

    14:55, 16/05/2024

  • Luật Nhà ở mới có đủ “hấp dẫn” doanh nghiệp làm nhà ở xã hội?

    Luật Nhà ở mới có đủ “hấp dẫn” doanh nghiệp làm nhà ở xã hội?

    12:35, 16/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngăn trục lợi nhà ở xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO