Ngành bán dẫn Nhật Bản sẽ quay lại vị thế dẫn đầu?

NHI NGUYỄN 26/04/2024 04:30

Nhật Bản đã và đang có nhiều động thái để đưa ngành bán dẫn nước này trở lại vị thế dẫn đầu thế giới.

Atsuyoshi Koike, chủ tịch Rapidus, động thổ trong một buổi lễ ở Chitose, Hokkaido, vào ngày 1 tháng 9 năm 2023. Nguồn: KYODO

Ông Atsuyoshi Koike, Chủ tịch Rapidus làm lễ động thổ xây dựng nhà máy ở Chitose, Hokkaido vào ngày 1 tháng 9 năm 2023. Nguồn: KYODO

>> Thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn: Cần cơ chế, chính sách đột phá

Năm 2023, Nhật Bản đã thể hiện sự quyết tâm với dự án Rapidus- một nỗ lực mang tính chiến lược được hậu thuẫn mạnh mẽ từ chính phủ, nhằm tạo ra một đối thủ cạnh tranh với Thung lũng Silicon tại California, Mỹ. Sự cam kết này được thể hiện qua việc chính phủ Nhật Bản hỗ trợ các công ty lớn như ASML Holding, Taiwan Semiconductor Manufacturing, Samsung Electronics và Mitsubishi Chemical Group. Tuy nhiên, việc tái chiếm vị thế dẫn đầu trong ngành bán dẫn không phải là điều dễ dàng. Nhật Bản đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc thu hút đầu tư đến xây dựng năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng lao động.

Theo các chuyên gia, Nhật Bản đang cố gắng lấy lại vị thế thống trị trong ngành bán dẫn giống như thời kỳ huy hoàng trước đây. Trong những năm 1980- 1990, Nhật Bản là một trong những nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, nhờ vào đầu tư của cả chính phủ và tư nhân. Tuy nhiên, căng thẳng với Mỹ cũng đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản.

Một số quan chức Mỹ cáo buộc các công ty Nhật Bản thao túng thị trường, sử dụng ảnh hưởng địa chính trị để cắt giảm khả năng tiếp cận thị trường Nhật Bản, nhường chỗ cho các đối thủ khác, bao gồm cả Hàn Quốc. Bên cạnh đó, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm tái chiếm vị thế dẫn đầu trong ngành bán dẫn.

Để tăng cường vị thế trong ngành bán dẫn, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tiếp tục liên lạc chặt chẽ với các lãnh đạo của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực này, nhằm thu hút đầu tư và củng cố vị thế của Nhật Bản. Chính phủ Nhật cũng đã thông qua các biện pháp hỗ trợ quan trọng, trong đó có việc Samsung sẽ nhận được trợ cấp để thành lập một cơ sở đóng gói chip tại Yokohama vào tháng 12/2023, với sự hỗ trợ lên đến 20 tỷ Yên từ chính phủ. Đồng thời, Nhật Bản cũng đặt ra mục tiêu phát triển năng lực trong các lĩnh vực tiên tiến như AI, chất bán dẫn điện và hệ thống quang tử, với việc thành lập Trung tâm công nghệ bán dẫn hàng đầu vào năm 2022, nhằm tăng doanh thu bán dẫn hàng năm lên trên 13 nghìn tỷ Yên vào năm 2030.

>> Lộ diện quốc gia dẫn đầu thu hút các "ông lớn" bán dẫn toàn cầu

Một trong những ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản là thu hút đầu tư từ phía tư nhân. Chính phủ đã cam kết các biện pháp khuyến khích như cấp đất, miễn thuế và trợ cấp để hỗ trợ các công ty trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những công ty này vẫn phải tự mình đảm bảo có lợi nhuận để thu hút đầu tư.

Nhà máy của TSMC ở tỉnh e Jumamoto vào tháng 5 năm 2023. Nguồn: Bloomberg)

Nhà máy của TSMC ở tỉnh e Jumamoto. Nguồn: Bloomberg

Ngoài việc đủ vốn đầu tư, một yếu tố quan trọng khác là nguồn nhân lực có trình độ. Nhật Bản đang tập trung vào việc phát triển lực lượng lao động có kỹ năng thông qua sự hợp tác giữa ngành công nghiệp bán dẫn, chính phủ và giới khoa học. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực liên quan như khoa học, công nghệ và kỹ thuật là một phần quan trọng của chiến lược này. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng đối mặt với một số thách thức trong việc thực hiện chiến lược. Việc thiếu nước và nhân lực tại một số nhà máy bán dẫn là một vấn đề cần được giải quyết. Đồng thời, việc đảm bảo tính bền vững trong hoạt động sản xuất và cam kết với các mục tiêu về môi trường cũng là những thách thức mà Nhật Bản phải đối mặt xử lý.

Ngoài ra, Nhật Bản đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các quốc gia châu Á khác. Trong khi Đài Loan (Trung Quốc) vẫn duy trì sự thống trị trên thị trường bán dẫn, các quốc gia như Việt Nam, Malaysia, Singapore và Indonesia đang nỗ lực tăng cường mạnh mẽ vào ngành này. Trung Quốc vẫn là một đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực bán dẫn với sự nổi lên của các công ty trong nước như Huawei. Tuy vậy, một số chuyên gia vẫn lưu ý rằng các công ty Đài Loan vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực chip logic. Với mô hình kinh doanh hiệu quả và công nghệ tiên tiến, các công ty như TSMC vẫn chiếm lĩnh thị trường.

Theo các chuyên gia, dù Nhật Bản đang tăng mạnh đầu tư vào ngành bán dẫn, nhưng việc này vẫn chưa đủ để cạnh tranh với Đài Loan. Tuy nhiên, với sự tập trung vào nghiên cứu và phát triển cũng như hỗ trợ từ chính phủ, Nhật Bản có thể đào tạo ra những sản phẩm chip bán dẫn có chất lượng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần

    Cần "gói" cơ chế đặc thù cho phát triển nhân lực ngành bán dẫn

    01:00, 23/04/2024

  • “Đón đầu” chuỗi cung ứng bán dẫn Đài Loan

    “Đón đầu” chuỗi cung ứng bán dẫn Đài Loan

    12:00, 20/04/2024

  • Công nghệ bán dẫn - công nghệ lõi định hướng phát triển kinh tế số

    Công nghệ bán dẫn - công nghệ lõi định hướng phát triển kinh tế số

    00:30, 18/04/2024

  • "Ông lớn" của Ấn Độ nhảy vào thị trường bán dẫn nóng bỏng

    03:20, 07/04/2024

  • Làm gì để Đà Nẵng trở thành trung tâm vi mạch bán dẫn?

    Làm gì để Đà Nẵng trở thành trung tâm vi mạch bán dẫn?

    16:38, 28/03/2024

  • Việt Nam cần làm gì để theo kịp chiến lược bán dẫn của Ấn Độ?

    Việt Nam cần làm gì để theo kịp chiến lược bán dẫn của Ấn Độ?

    04:00, 19/03/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngành bán dẫn Nhật Bản sẽ quay lại vị thế dẫn đầu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO