[Ngành cơ khí kêu cứu]: Vì sao bị “vây hãm”?

Nguyễn Việt 28/02/2019 11:11

Một số phân ngành sản xuất cơ khí chế tạo quan trọng có phân khúc thị trường nội địa lớn đã để mất vào tay nước ngoài.

Phần lớn doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ thiếu tư duy hợp tác và liên kết, trong khi các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn, Tổng công ty lại có tư tưởng cục bộ, khép kín, đầu tư tràn lan dẫn đến lãng phí nguồn vốn nhà nước.

Phần lớn doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ thiếu tư duy hợp tác và liên kết, trong khi các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn, Tổng công ty lại có tư tưởng cục bộ, khép kín, đầu tư tràn lan dẫn đến lãng phí nguồn vốn nhà nước.

Qua kinh nghiệm và bài học thực hiện CNH đất nước của các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển đã cho thấy, xây dựng phát triển công nghiệp cơ khí của quốc gia là một việc hết sức khó khăn nhưng không thể coi nhẹ, vì quốc gia có nền sản xuất cơ khí không thua kém các nước khác mới có thể độc lập, tự chủ, đảm bảo an ninh quốc phòng và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình thế giới luôn thay đổi.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành cơ khí “kêu cứu”!

    Ngành cơ khí “kêu cứu”!

    16:00, 26/02/2019

  • Đâu là “liều thuốc” tăng trưởng của ngành cơ khí?

    Đâu là “liều thuốc” tăng trưởng của ngành cơ khí?

    06:16, 06/09/2018

  • Ngành cơ khí tìm lại giá trị cốt lõi Kỳ II: Chính sách hỗ trợ... trên giấy

    Ngành cơ khí tìm lại giá trị cốt lõi Kỳ II: Chính sách hỗ trợ... trên giấy

    10:41, 12/04/2018

  • Ngành cơ khí đi tìm lại giá trị cốt lõi Kỳ I: Cơ khí Hải Phòng- vang bóng một thời

    Ngành cơ khí đi tìm lại giá trị cốt lõi Kỳ I: Cơ khí Hải Phòng- vang bóng một thời

    08:03, 07/04/2018

Nhận thức rõ vấn đề quan trọng này, với việc đưa ra những quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước  nên trong giai đoạn từ 2005 đến 2010, công nghiệp cơ khí Việt Nam đã khởi sắc, đạt được những kết quả đáng khích lệ bước đầu sau giai đoạn các doanh nghiệp cơ khí đã phải “tự bơi” của thời kỳ 1986 -2001. Nhưng  theo ông Đào Phan Long – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, niềm vui trước sự khởi sắc của các doanh nghiệp cơ khí nội địa địa Việt Nam chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn ngủi thì “lịm dần”.

Ông Long dẫn chứng, chúng ta hãy nhìn vào thị trường Việt Nam từ ô tô, xe máy, máy nông nghiệp, công cụ sản xuất của các ngành kinh tế, công nghiệp năng lượng, khai thác tài nguyên, nông nghiệp, giao thông thủy, bộ… với dung lượng hàng tỷ USD tăng theo hàng năm nhưng hầu như đều do các công ty, tập đoàn nước ngoài chiếm lĩnh. Hàng năm, nước ta phải nhập siêu hầu như toàn bộ vật tư, trang thiết bị sản xuất bằng nhiều tỷ USD nhưng các sản phẩm xuất khẩu hàng công nghiệp mang nhãn hiệu Việt Nam lại rất ít?

Ông Long đánh giá, đã đến lúc cần nhìn thẳng vào sự thật là tại sao những quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước với ngành cơ khí lại không đi vào cuộc sống? Việc này đã dẫn đến sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cơ khí chế tạo của các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam vẫn yếu kém so với các nước trong khu vực, thậm chí khó đủ sức cạnh tranh với nước ngoài trong những tới?

Với tinh thần nhìn thẳng sự thật và góp ý chân thành, ông Long nêu ra một vài điểm bất cập khiến cho ngành cơ khí luôn trong tình trạng bị “vây hãm”. Đơn cử, khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Quốc hội ban hành Luật Đấu thầu 2005, với một số điều khoản của luật này, các nhà quản lý vĩ mô đã dựa vào những quy định của luật đã làm cho các doanh nghiệp cơ khí nội địa không đủ các điều kiện tham gia thắng thầu. Đó là quy định doanh nghiệp Việt Nam tham gia đấu thầu phải có kinh nghiệm, đã từng làm qua những dự án thành công…

Nhưng theo ông Long, trên thực tế “đấu thầu” chỉ tập trung là “đấu giá” cho nên doanh nghiệp nước ngoài đã thắng thầu hầu hết các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất điện, cầu đường giao thông vận tải, thủy lợi, hóa chất, chế biến thực phẩm, nông lâm hải sản… mà đáng ra doanh nghiệp cơ khí nội địa phải có quyền, có điều kiện để hưởng lợi từ những dự án này.

Về tín dụng, ngân hàng, ông Long cho rằng, nhà nước đáng ra cần có chính sách phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp nội địa vay để sản xuất kinh doanh, thì có thời gian dài lại nâng lãi suất lên cao. Với chính sách tín dụng, ngân hàng phi lý như vậy làm sao doanh nghiệp cơ khí nội địa giám vay vốn để sản xuất? Ngược lại, tiền của ngân hàng lại dồn cho những lợi ích nhóm gây nợ xấu tràn lan mà cho đến nay Nhà nước vẫn đang ra sức khắc phục.

Một vấn đề nữa ông Long muốn đề cập, trong khi vốn nhà nước có hạn nhưng đầu tư công lại dàn trải nên đã gây thất thoát, nợ xấu và lãng phí rất lớn cho đất nước. “Riêng trong ngành cơ khí luyện kim đã có không ít doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp tư nhân đã chết yểu, nợ xấu rất lớn”, ông Long nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[Ngành cơ khí kêu cứu]: Vì sao bị “vây hãm”?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO