Ngành thời trang Việt và nỗ lực phát triển bền vững

ĐÌNH ĐẠI 01/08/2021 11:00

Các thương hiệu thời trang Việt Nam cần làm gì để giải bài toán vừa đảm bảo bền vững với môi trường sinh thái, bền vững trong chuỗi cung ứng, đồng thời bền vững với hành vi tiêu dùng thời đại mới?

Đại dịch COVID-19 khiến ngành thời trang Việt lao đao.

Đại dịch COVID-19 khiến ngành thời trang Việt lao đao.

Bắt nhịp xu hướng phát triển bền vững

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ngành dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, nguồn cung nguyên liệu bị đứt gãy khiến hàng loạt doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt là đối với ngành thời trang, không những bị khó khăn về nguồn cung nguyên liệu, các thương hiệu thời trang Việt còn phải đối mặt với nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng bị cắt giảm vì thu nhập giảm sút do dịch bệnh mang lại. Nhiều nhà thiết kế Việt phải ngưng sản xuất, kinh doanh dù vẫn phải “gánh” khoản tiền thuê mặt bằng và các chi phí vận hành khác.

Để vượt qua những khó khăn chưa từng có trong lịch sử, một số thương hiệu thời trang Việt như: Metiseko, Kilomet109, Timtay, Môi Điên…đã quyết định theo đuổi định hướng phát triển bền vững. Với sự cân bằng giữa tư duy sáng tạo, triết lý kinh doanh và xu hướng tiêu thụ nhằm mang lại các sản phẩm phù hợp với “hệ quy chiếu mới” an toàn, bền vững hơn.

Tác động từ nhu cầu tiêu dùng bảo vệ môi trường buộc các hãng may mặc, thời trang chuyển mình sang định hướng phát triển bền vững.

Tác động từ nhu cầu tiêu dùng bảo vệ môi trường buộc các hãng may mặc, thời trang chuyển mình sang định hướng phát triển bền vững.

Tuy cho thấy những tín hiệu tích cực, nhưng nhìn chung đây là các thương hiệu chỉ sở hữu vài cửa hàng dạng boutique, không đại diện cho bức tranh chung ảm đạm của thị trường nội địa. Hơn nữa, khuynh hướng làm thời trang bền vững hiện vẫn chỉ tập trung bảo vệ các “khía cạnh lý tính” thuộc giá trị môi trường.

Ông Erwan - Nhà đồng sáng lập thương hiệu thời trang Metiseko cho biết, 2 chất liệu chủ đạo của Metiseko là lụa và cotton đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường. Quá trình dệt, giặt, nhuộm vải cotton đạt chứng nhận hữu cơ toàn cầu (GOTS - Global Organic Textile Standards) của Metiseko vô cùng kỳ công, có thể mất đến 3 tháng tùy theo cách đan, dệt và độ nặng, nhẹ của vải thành phẩm. Còn với lụa, hãng chọn nguồn cung dồi dào từ Bảo Lộc (Lâm Đồng) với thời gian sở hữu một đơn hàng lụa mất khoảng 2 tháng.

Để duy trì mô hình JIT (Just In Time: sản xuất đúng sản phẩm - đúng số lượng - đúng nơi - đúng thời điểm) - một hướng đi trong phát triển bền vững, ông Erwan cho biết, thương hiệu gặp rất nhiều thử thách, từ tìm nguồn vải đạt chuẩn, nâng cao tay nghề thợ may cho đến tổ chức bộ máy sản xuất vận dụng tối đa nguồn lực, đảm bảo tiến độ mà không nguy hại đến môi trường.

Hay như Môi Điên – Một thương hiệu thời trang của nhà thiết kế Tom Trandt, trên hành trình theo đuổi sự bền vững đã hợp tác với Converse trong một chiến dịch vào năm 2019, nhằm tái chế rác thải từ nhà máy giày thành trang phục đường phố cho cộng đồng. Vải denim “cộp mác” Môi Điên được xử lý bằng laser thay vì mực in ấn, giúp giảm lượng nước cần thiết để sản xuất một chiếc quần jeans từ 40 lít xuống chỉ còn 1 lít..

Còn nhiều thách thức

Có thể thấy, việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường khắt khe, tái cấu trúc quy trình sản xuất và duy trì nguồn đầu tư đã cản trở những nỗ lực phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong mảng thời trang nhanh.

Thời trang may sẵn (ready-to-wear) nội địa - nhất là nhóm sản phẩm cho trẻ em, được dự báo sẽ chọn tính bền vững làm một tiêu chí phát triển cốt lõi thời gian tới.

Thời trang may sẵn (ready-to-wear) nội địa - nhất là nhóm sản phẩm cho trẻ em, được dự báo sẽ chọn tính bền vững làm một tiêu chí phát triển cốt lõi thời gian tới.

Hiện nay, YODY là một trong số ít các thương hiệu nội địa đang nỗ lực chuyển đổi từ thương hiệu thời trang nhanh sang thời trang bền vững bằng cốt lõi nghiên cứu sản phẩm. Các sản phẩm của hãng phải đáp ứng 3 tiêu chí quan trọng: đủ an toàn cho người mặc, bảo vệ môi trường và đáp ứng xu thế bền vững.

Cụ thể, các nhà máy sản xuất được hãng chọn hợp tác là đối tác của các thương hiệu lớn như Uniqlo, Zara, Nike; đạt chứng nhận chất liệu an toàn với môi trường.

Hay trong suốt hành trình chuẩn bị trước khi ra mắt thương hiệu con YODY Kids vào tháng 7 vừa rồi, bộ phận nghiên cứu gồm 25 nhân sự của hãng đã liên tục cập nhật các xu hướng chất liệu vải Recycle từ hàu, rong biển, chất liệu Eco-green hay có khả năng tự phân hủy, sau đó áp dụng vào phát triển các dòng sản phẩm mới cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Ông Nguyễn Việt Hòa, CEO YODY cho biết, chất liệu sử dụng trong phần lớn các sản phẩm YODY Kids là Cotton và Cotton Organic. Đặc biệt, sợi cotton hữu cơ được mua từ các đối tác nước ngoài ở Ấn Độ và Mỹ, đạt chứng nhận sợi hữu cơ và vải cotton hữu cơ.

“Với người mặc là trẻ em, chúng tôi chỉ áp dụng những chất liệu đã thành công cho người lớn, đảm bảo an toàn sức khỏe và cảm giác thoải mái cho trẻ. Quy trình sản xuất cotton organic không dùng hóa chất làm hại sự phát triển của cây cối và nguồn đất, nước, giảm thiểu lượng chất gây hại đến làn da các con”, ông Hòa chia sẻ.

Còn theo bà Hoàng Anh, đại diện hãng thời trang Timtay, một thương hiệu trung thành với hướng đi bền vững, để một thương hiệu thời trang bền vững, yếu tố chú trọng đầu tiên phải là sản phẩm được tạo ra dựa trên những cam kết về “thời trang bền vững”. Sau đó là câu chuyện về dịch vụ chăm sóc khách hàng cần được đầu tư nghiêm túc. Bởi, thời trang bền vững là cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp dành cho cộng đồng, cho xã hội sau những hệ luỵ mà ngành thời trang đã gây ra chứ không chỉ là một trào lưu hay xu hướng.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp dệt may đề xuất bỏ quy định “luồng xanh”

    Doanh nghiệp dệt may đề xuất bỏ quy định “luồng xanh”

    11:00, 30/07/2021

  • Dệt may muốn đối thoại với Bộ Tài chính

    Dệt may muốn đối thoại với Bộ Tài chính

    04:00, 12/06/2021

  • Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 4) Dệt may, da giày nhiều tín hiệu khởi sắc

    Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 4) Dệt may, da giày nhiều tín hiệu khởi sắc

    11:00, 08/06/2021

  • Ngành thời trang và dệt may cần chuẩn bị gì để phục hồi sau đại dịch?

    Ngành thời trang và dệt may cần chuẩn bị gì để phục hồi sau đại dịch?

    04:30, 20/03/2021

  • Xu hướng marketing ngành thời trang năm 2020 (Phần 2)

    Xu hướng marketing ngành thời trang năm 2020 (Phần 2)

    11:23, 24/12/2020

  • Xu hướng marketing ngành thời trang năm 2020 (Phần 1)

    Xu hướng marketing ngành thời trang năm 2020 (Phần 1)

    11:00, 23/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngành thời trang Việt và nỗ lực phát triển bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO