Trong tình hình kinh tế khó khăn năm 2020, các thương hiệu tập trung nhiều hơn vào những chiến lược có ích giá trị lâu dài.
Trong một năm cả thế giới lao đao vì đại dịch, các thương hiệu thời trang đã kịp thời triển khai những chiến dịch marketing đúng đắn để giữ tương tác với khách hàng. Đây cũng là những kinh nghiệm quý giá cho ngành thời trang trong tương lai
Theo đó, các nhà tiếp thị ngành thời trang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi quảng cáo từ trực tiếp sang kỹ thuật số - xu hướng đã manh nha từ trước đại dịch. Tuy nhiên, cả chi phí dành cho quảng cáo truyền thống (tạp chí, bảng quảng cáo, radio, TV) lẫn quảng cáo kỹ thuật số đều giảm.
Trong tình hình kinh tế khó khăn năm 2020, các thương hiệu tập trung nhiều hơn vào những chiến lược có ích giá trị lâu dài, thay vì các chiến lược đánh mạnh vào chuyển đổi tức thời.
Thị trường lao đao năm 2020 đã khiến các thương hiệu nhận ra rằng muốn tồn tại, họ cần kết nối chặt chẽ với khách hàng. Theo Mark Sinnock, Giám đốc Chiến lược Tập đoàn Havas Châu Âu, các thương hiệu đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, đánh vào lòng trung thành và sự ủng hộ của khách hàng. Họ xây dựng những chiến dịch tiếp cận cá nhân, khuyến khích khách hàng mua sắm trong thời gian dài thay vì chỉ trong một thời điểm cụ thể.
Và đây là một số chiến lược các thương hiệu đã áp dụng:
Nền tảng chia sẻ video ngắn và tích hợp mua sắm
Xu hướng này gọi tên TikTok - nền tảng chia sẻ video ngắn 15 - 30 giây rất phổ biến trong giới trẻ. Năm 2020, các thương hiệu xa xỉ đã bắt đầu để mắt đến nền tảng này và thu về một số thành công nhất định.
Burberry, Dior và Ralph Lauren tài trợ một số nội dung trên TikTok, trong khi JW Anderson và Gucci thu lợi lớn từ các tương tác tự nhiên qua 2 “trend” #HarryStylesCardigan và #GucciModelChallenge. Furla cũng đưa ra #FurlaDance với hơn nửa tỷ lượt view.
Truyền thông qua mạng xã hội cũng tạo cơ hội cho những cộng đồng thời trang đặc thù lên tiếng, chẳng hạn thời trang bigsize hoặc thời trang thân thiện môi trường. Brian Mandler - nhà đồng sáng lập doanh nghiệp kỹ thuật số The Network Effect - chia sẻ: “TikTok đã trở thành một công cụ dân chủ. Giờ đây cả người dùng và thương hiệu không chỉ có thể tạo ra nội dung và còn trở thành một phần của những cuộc tranh luận đang nóng. Họ không chỉ tương tác với các bài đăng, mà còn muốn thể hiện quan điểm của bản thân.”
Những ứng dụng video ngắn như TikTok giúp marketer tương tác với các khách hàng trẻ hơn - đối tượng không thể tiếp cận bằng những phương thức truyền thống hoặc mạng xã hội. Video giờ đây không còn là những đoạn quảng cáo nhàm chán trên TV, mà đã trở thành những nội dung thú vị. Phương thức marketing này giúp thương hiệu thúc đẩy trò chuyện với khách, cải thiện thu thập thông tin và nâng cao khả năng mua hàng.
Nếu ở Trung Quốc và châu Á, xu hướng mua hàng qua các video đã quá quen thuộc, thì thị trường phương Tây còn khá lạ lẫm. Tuy nhiên các chuyên gia đều dự đoán xu hướng này sẽ phổ biến tại Hoa Kỳ năm 2021. Amazon và Facebook đã cập nhật một số cải tiến, thêm vào các chức năng mua sắm trực tuyến trên nền tảng của mình.
Vào tháng 10, TikTok đã hợp tác với Shopify Hoa Kỳ và lên kế hoạch mở rộng hợp tác với Shopify châu Âu và UK vào đầu năm sau. Theo Mandler, ngành thời trang cần kết nối việc tạo nội dung và tương tác trực tiếp với khách hàng để nâng cao khả năng mua hàng trực tiếp.
Tuy nhiên, Tiktok chỉ là một nền tảng mới cho một định dạng nội dung bán hàng quen thuộc, đó là video. Năm vừa qua, các hãng thời trang còn tìm cách khai phá những ‘lãnh địa’ mới lạ để tiếp cận với khách hàng. Ở bài sau, chúng ta sẽ thấy các ông lớn Burberry, Gucci ‘hòa đồng’ hơn, lấn vào cả trong game để quảng bá hình ảnh của mình như thế nào.
Có thể bạn quan tâm