Ngành thuế đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại công tác quản lý thuế

Diendandoanhnghiep.vn Ngành thuế tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính, đẩy mạnh hiện đại hóa, số hóa công tác quản lý thuế ở tất cả các khâu... nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Đó là chia sẻ của ông Mai Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế với Diễn đàn Doanh nghiệp.

>> Ngành Thuế đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Thưa ông, năm 2023, ngành thuế được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá là một trong những đơn vị tiên phong trong công tác chuyển đổi số, ông có thể chia sẻ về những mục tiêu chuyển đổi số của ngành thuế trong thời gian tới?

Với hơn 30 năm xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin (CNTT), ngành thuế luôn là đơn vị tiên phong, đi đầu trong việc triển khai ứng dụng CNTT và đang nỗ lực cải cách, hiện đại công tác quản lý, từ việc hoàn thiện môi trường pháp lý đến phát triển hạ tầng số, dữ liệu số; cung cấp các dịch vụ thuế số theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế với 3 mục tiêu:

Phát triển hệ thống CNTT tích hợp, tập trung lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, công khai minh bạch, hiệu quả, tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động.

ông Mai Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Ông Mai Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khẳng định: Cơ quan thuế luôn theo sát diễn biến tình hình kinh tế và sức khoẻ doanh nghiệp để tham mưu trình cấp có thẩm quyền kịp thời ban hành các chính sách thuế hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Ứng dụng các thành tựu công nghệ mới phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhằm xử lý tự động các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và phân tích dữ liệu lớn phục vụ công tác xây dựng chính sách, dự báo số thu, tuyên truyền hỗ trợ NNT, quản lý rủi ro và tuân thủ.

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT với trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, đảm bảo vận hành liên tục, hiệu quả, đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu.

Để đạt được các mục tiêu nên trên, trong năm 2024, ngành thuế sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế, tập trung vào một số nội dung như:

Đẩy mạnh việc triển khai áp dụng các giải pháp thu thập, phân tích, đối chiếu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trên môi trường mạng phục vụ công tác quản lý thuế nhằm chống thất thu thuế, đặc biệt là đối với hoạt động thương mại điện tử trong nước và dịch vụ số xuyên biên giới.

Tiếp tục mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trên toàn quốc đối với các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp tới người tiêu dùng như kinh doanh xăng dầu, siêu thị, kinh doanh ăn uống, hiệu thuốc,… Từ đó, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử, kết nối với các dữ liệu về đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế (GTGT, TNDN, TTĐB,...), báo cáo tài chính… làm cơ sở xây dựng hệ thống ứng dụng Phân tích dữ liệu và Quản lý rủi ro tổng thể trong công tác quản lý thuế.

Triển khai mở rộng bản đồ số hộ, cá nhân kinh doanh; bản đồ mỏ khoáng sản trên toàn quốc.

Nâng cấp các dịch vụ thuế điện tử cung cấp cho NNT trên eTax, eTax Mobile, kết nối với các hệ thống liên quan đáp ứng dịch vụ công trực tuyến toàn trình và tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho NNT trong thực hiện các thủ tục hành chính thuế.

Xây dựng ứng dụng quản lý hiệu quả, hiệu suất của cán bộ công chức giúp nâng cao trách nhiệm công vụ của công chức thuế trong xử lý công việc và phục vụ doanh nghiệp, NNT.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu. Xin ông cho biết thời gian tới việc triển khai Nghị quyết này sẽ được thực thi ra sao?

Ngày 29/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 107/2023/QH15 về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2024, áp dụng từ năm tài chính 2024.

Hiện tại, Tổng cục Thuế là đơn vị được giao chủ trì trình các cấp có thẩm quyền Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 107/2023/QH15, dự kiến Nghị định sẽ trình Chính phủ ban hành vào tháng 10 năm 2024.

Ngành thuế đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số.

Ngành thuế đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế.

Ngoài ra, trong thời gian tới, khi thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực thi hành, Chính phủ sẽ triển khai đánh giá một cách tổng thể hệ thống chính sách ưu đãi thuế hiện hành và xây dựng dự án sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cùng phương án điều chỉnh hệ thống thuế suất và ưu đãi thuế một cách phù hợp.

Đồng thời Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục nghiên cứu để có những chính sách hỗ trợ đầu tư mới, thay thế cho các ưu đãi thuế không còn hiệu quả trên thực tế, để các nhà đầu tư có thể yên tâm về môi trường đầu tư tại Việt Nam và thu hút được các nhà đầu tư lớn, chiến lược, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, từ đó góp phần đạt mục tiêu tăng thu ngân sách bền vững.

Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng đã làm việc với các tổ chức quốc tế (WB, IMF...) và cơ quan thuế các nước, đề xuất các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, khảo sát trong năm 2024 để học hỏi những kinh nghiệm, thông lệ quốc tế tốt trong quản lý thuế nhằm đào tạo, nâng cao năng lực cho công chức thuế, ứng dụng các thông lệ tốt quốc tế trong đánh giá hiệu quả của cơ quan thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng cơ quan thuế hiện đại, hiệu lực, minh bạch.

Phát huy những thành tích đã đạt được trong năm 2023, bước sang năm 2024, xin ông cho biết nhiệm vụ lớn nhất của ngành thuế là gì?

Trước bối cảnh tình hình thế giới, khu vực được dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Đối với trong nước, bên cạnh việc tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát thì vẫn còn tiềm ẩn khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2024 của cơ quan thuế.

Để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong năm 2024, bên cạnh việc triển khai những chính sách hỗ trợ đã được Quốc hội phê chuẩn, ngành thuế tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý thu, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp:

Thứ nhất, bám sát và đánh giá đúng tình hình kinh tế trong nước, thế giới năm 2024; phân tích, nhận định những tác động từ những chính sách tài khóa tiền tệ mà các nước thực hiện đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước để nhận diện đúng những rủi ro, kịp thời tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính phủ có kịch bản, giải pháp chủ động trong điều hành thu NSNN.

Nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách gia hạn thuế để hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp, người dân có thêm dòng vốn ngắn hạn tập trung cho sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu bền vững cho NSNN.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh. Đẩy mạnh hiện đại hóa, số hóa công tác quản lý thuế ở tất cả các khâu; nâng cấp ứng dụng nhằm vận hành ổn định hệ thống hoá đơn điện tử trên toàn quốc; cải cách toàn diện hệ thống thuế trên các lĩnh vực, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thực hiện quyết liệt chuyển đổi số... nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch cho doanh nghiệp, người nộp thuế.

Đẩy mạnh áp dụng phân tích dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ quản lý thuế, quản lý hóa đơn, góp phần kiểm soát, phát hiện nhanh NNT gian lận về hóa đơn. Triển khai mạnh mẽ xây dựng dữ liệu bản đồ số đối với hộ kinh doanh trên toàn quốc. Tiếp tục hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ việc triển khai các chương trình hỗ trợ người nộp thuế; nghiên cứu và thực hiện cung cấp thông tin tự động (trí tuệ nhân tạo-AI, chatbot).

Tăng cường phối hợp trao đổi thông tin, dữ liệu với các cơ quan quản lý nhà nước và đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động TMĐT, hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh xuyên biên giới. Tiếp tục nâng cấp hệ thống Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài.

Thứ ba, tăng cường triển khai các giải pháp về quản lý thu, chống thất thu, thu hồi nợ thuế, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ hoàn thuế GTGT, đảm bảo hoàn thuế kịp thời đúng theo quy định của pháp luật.

Khẩn trương xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, chỉ tiêu thu nợ. Tập trung thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế, các doanh nghiệp có giao dịch liên kết; giao dịch liên quan đến TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số, bất động sản... góp phần cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nâng cao các chỉ số năng lực cạnh tranh.

Tập trung chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, phấn đấu khai thác tăng thu đối với hoạt động chuyển nhượng vốn, bất động sản, hoạt động khai thác tài nguyên khoảng sản, kinh doanh theo chuỗi, cho thuê nhà, thuế TNCN của cá nhân có nhiều nguồn thu nhập;... để mở rộng cơ sở thuế, chống xói mòn nguồn thu, tăng thu cho NSNN.

Thứ tư, trong thời gian tới, Tổng cục Thuế tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện rà soát, nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Tài chính và các cấp có thẩm quyền ban hành các giải pháp căn cơ nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp phát huy tối đa nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư, sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, góp phần tăng thu NSNN bền vững.

Tổng cục Thuế kịp thời triển khai các chính sách phù hợp, hiệu quả liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để rà soát, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách thu theo hướng mở rộng và chống sói mòn cơ sở thuế, bao quát nguồn thu, khai thác tăng thu từ các nguồn thu còn tiềm năng, dư địa, chống chuyển giá, trốn thuế, kiên quyết loại bỏ những cơ chế, chính sách có dấu hiệu cản trở, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT.

Thứ năm, mở rộng, tập trung tăng cường ứng dụng CNTT, hiện đại hoá trong các lĩnh vực quản lý hướng tới mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Ưu tiên thực hiện nhiệm vụ “tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả và giám sát chặt chẽ việc thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030”, từ đó nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút đầu tư kinh doanh nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý thu NSNN đồng thời tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, NNT thực hiện nghĩa vụ với NSNN.

Trân trọng cảm ơn ông!

Năm 2023, tổng thu ngân sách do cơ quan thuế quản lý đạt 1.522,8 triệu tỷ đồng, bằng 110,9% dự toán, bằng 100,3% so cùng kỳ năm 2022.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngành thuế đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại công tác quản lý thuế tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714325620 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714325620 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10