Báo cáo “Xu hướng tiêu dùng hiện đại - Thấu hiểu để chinh phục thị trường” do Cốc Cốc mới phát hành đã chỉ ra những nhận định về nhu cầu, hành vi và xu hướng tiêu dùng của 6 nhóm ngành phổ biến nhất.
Năm 2023, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội. Theo báo cáo của PwC về thói quen tiêu dùng tại Việt Nam năm 2023, có đến 62% người dùng lựa chọn cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết, con số này lần lượt là 72% tại Đông Nam Á và 69% trên toàn cầu.
Có thể thấy, người Việt đang có điều chỉnh đáng kể trong xu hướng tiêu dùng. Cắt giảm mức chi tiêu, hạn chế mua hàng hay lựa chọn xoay sở với ngân sách thu hẹp hơn so với trước đây. Những thay đổi này buộc doanh nghiệp cũng phải xoay chiến lược để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn, cung cấp các giải pháp phù hợp và tạo sự hài lòng cho người tiêu dùng.
Báo cáo “Xu hướng tiêu dùng hiện đại - Thấu hiểu để chinh phục thị trường” do Cốc Cốc thực hiện đã chỉ ra những nhận định về nhu cầu, hành vi và xu hướng tiêu dùng của 6 nhóm ngành phổ biến nhất.
Những xu hướng mới liên tục được cập nhật, những tiêu chuẩn, yêu cầu ngày càng nâng cao đã giúp thị trường ngành hàng Chăm sóc sắc đẹp nhanh chóng phát triển và đến gần hơn với người tiêu dùng. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn trong việc tối ưu sản phẩm và phương thức bán hàng.
50,9% người được hỏi cho biết họ ngày càng chú ý hơn đến các sản phẩm tự nhiên, hữu cơ. Trong đó 4/5 người tiêu dùng sẽ ưu tiên mua các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và cá nhân có chứng nhận hữu cơ và không gây hại cho môi trường. Tiếp đó, các sản phẩm có yếu tố khoa học nghiên cứu; thải độc, tự chăm sóc và có nguồn gốc địa phương cũng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.
Người dùng ngày nay có thể chủ động tìm kiếm thông tin đa dạng từ các nguồn khác nhau khi tìm hiểu về sản phẩm và trong toàn bộ hành trình trước - trong và sau khi mua. Mạng xã hội - Trang Web chính thức của thương hiệu - Công cụ tìm kiếm là Top 3 kênh thông tin được người dùng ưu tiên lựa chọn.
Theo báo cáo xu hướng tiêu dùng, Chuyển/rút/nạp tiền - Thanh toán hóa đơn, mua sắm - Mở tài khoản ngân hàng là 3 hoạt động tài chính phổ biến nhất với người dùng Cốc Cốc.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, người tiêu dùng lựa chọn thắt chặt chi tiêu và ưu tiên giữ tiền mặt, gửi tiết kiệm. Chỉ 11,9% tham gia vào hoạt động giao dịch chứng khoán hay mua bán chứng chỉ quỹ.
Sự khác biệt giữa giới tính và độ tuổi trong khẩu vị tiêu dùng ngành tài chính khá rõ ràng. Khi nữ giới có xu hướng ưa chuộng các hình thức đầu tư phổ biến như gửi tiết kiệm, bảo hiểm và mua vàng thì khẩu vị của nam giới lại thiên về các hình thức có phần mạo hiểm hơn như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu.
Có 7,5% người được hỏi cho biết họ đã và đang sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng. Trong khi người trẻ ưa chuộng hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng thì người lớn tuổi lại có xu hướng chọn vay thế chấp hoặc đảm bảo bằng tài sản.
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thực phẩm và đồ uống. Các sản phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe được ưu tiên lựa chọn trong giỏ hàng ngày nay. Ngoài ra, vấn đề bảo vệ môi trường cũng được đưa lên bàn cân so sánh lựa chọn tiêu dùng của 43% người được hỏi.
Theo số liệu ghi nhận từ báo cáo, Eat clean (ăn sạch) nay đã trở thành xu hướng quen thuộc của người tiêu dùng Việt, tạo sức ảnh hưởng lớn và nhận được sự quan tâm rộng rãi trong cộng đồng. Người tiêu dùng ngày nay cũng chú trọng và đòi hỏi nhiều hơn về tính chất tốt và đủ cho sức khỏe của các loại thực phẩm đóng gói, như mì, phở, bún, hủ tiếu, miến, cháo ăn liền. Họ mong muốn thực phẩm đóng gói cung cấp đủ dinh dưỡng và không gây hại cho sức khỏe.
Thị trường Bất động sản năm nay gần như đứng im và có xu hướng hạ nhiệt, tuy nhiên những nhu cầu liên quan đến nhà ở, đồ gia dụng, không gian sống vẫn ghi nhận nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Những xu hướng phổ biến được yêu thích bao gồm tiện nghi hiện đại, tích hợp công nghệ thông minh vào không gian sống, quan tâm đến môi trường và tối giản thiết kế.
Khác với đa số các ngành hàng tiêu dùng khác, người tiêu dùng ngành hàng Xây dựng - gia dụng - nội thất cho biết họ chủ yếu tìm kiếm thông tin trực tiếp từ thương hiệu, bên cạnh các kênh thông tin trực tuyến như mạng xã hội và công cụ tìm kiếm.
Các công cụ và phần mềm hỗ trợ làm việc, giao tiếp và quản lý công việc trong môi trường văn phòng như văn phòng số, phần mềm quản lý đơn hàng, email và điện toán đám mây ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp/cá nhân sử dụng cho biết rằng họ sẵn sàng tăng ngân sách cho sản phẩm và dịch vụ công nghệ như một khoản đầu tư để nâng cấp hoặc mở rộng quy mô, cải thiện dịch vụ hỗ trợ khách hàng và tăng tần suất/số lượng sản phẩm sử dụng. Theo đó, bảo mật và an toàn thông tin là yếu tố hàng đầu tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên, để họ đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm thì còn nhiều hơn thế!
Sự hiện diện của công nghệ đã dần thay đổi thói quen tiêu dùng truyền thống của người Việt, khiến người tiêu dùng chấp nhận và sử dụng với các dịch vụ tiện lợi mà ứng dụng cung cấp như đặt xe, giao đồ ăn hay chuyển phát hàng hóa. Ngày nay, các doanh nghiệp cung cấp có xu hướng tích hợp tất cả dịch vụ chỉ trong một ứng dụng để tiện lợi và tối ưu hơn cho người dùng, thay vì cung cấp riêng lẻ như trước đây.
Số đông người tiêu dùng cho rằng giá cả là chìa khóa quan trọng hàng đầu đối với họ khi lựa chọn dịch vụ công nghệ. Bên cạnh đó, tốc độ xử lý đơn - mức độ an toàn, bảo mật cũng là những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng. Tuy nhiên, với độ tuổi và thu nhập khác nhau, những trọng số này cũng có những sự thay đổi nhất định.
Có thể thấy, xu hướng tiêu dùng hiện đại đã có nhiều thay đổi, việc bám sát các nguồn dữ liệu nghiên cứu thị trường uy tín, với những phân tích cụ thể, sâu sát các biến động trong hành vi người tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu, tìm ra lời giải đúng cho bài toán trên.
Có thể bạn quan tâm
03:05, 24/12/2023
00:30, 22/12/2023
12:53, 22/12/2023
02:00, 21/12/2023
01:00, 15/12/2023