Nghệ An: Chật vật thương mại điện tử

NGỌC THÁI 25/02/2022 13:40

Sở Công Thương Nghệ An cho biết, đã có hơn 463 doanh nghiệp đăng ký thành viên tham gia và thiết lập gian hàng trên sàn thương mại điện tử của tỉnh.

Thiếu đầu tư, chưa kích hoạt động bộ hệ thống giới thiệu, quảng bá sản phẩm cho đến tương tác kịp thời, đa chiều giữa người mua và chủ bán nên các sản phẩm của Nghệ An vẫn rất “ế ẩm” khi giao dịch trên sàn thương mại điện tử (TMĐT).

 Nhiều đặc sản của Nghệ An gắn với thương hiệu OCOP tiêu chuẩn 3-4 sao, nhưng vẫn khó chen chân lên sàn TMĐT.

Nhiều đặc sản của Nghệ An gắn với thương hiệu OCOP tiêu chuẩn 3-4 sao, nhưng vẫn khó chen chân lên sàn TMĐT.

Theo Sở Công Thương Nghệ An, đến nay đã có hơn 463 doanh nghiệp đăng ký thành viên tham gia và thiết lập gian hàng trên sàn TMĐT của tỉnh. Tuy nhiên, phần lớn vẫn chỉ dừng lại ở việc thông tin, quảng bá sản phẩm, trong khi việc trao đổi mua bán trực tiếp còn rất ít.

Khó “chen chân” lên sàn

Việt Nam đã trở thành quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng TMĐT ở mức 2 con số. Thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng 300%, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn khó “chen chân” lên sàn TMĐT.

Ông Phan Xuân Diện– Giám đốc Giám đốc Công ty CP Dược liệu Pù Mát (Nghệ An) thừa nhận rằng, sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ qua sàn TMĐT vẫn chưa hiệu quả. “Chúng tôi đã “đặt lốt” đưa sản phẩm dược liệu cà gai leo, dây thìa canh, giảo cổ lam được tinh chế, đóng gói mẫu mã theo tiêu chuẩn lên các sàn TMĐT lớn như Alibaba, Tiki, Voso, Lazada, Shopee, Sendo…, nhưng doanh số bán hàng rất thấp, chỉ vài % so với kênh bán hàng truyền thống.

Đây cũng là thực trạng chung của nhiều mặt hàng vốn được xem như đặc sản truyền thống ở Nghệ An, gắn thương hiệu OCOP với tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao như trứng gà Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ, chè xanh Thanh Chương (HTX Nông nghiệp và chế biến chè Thanh Đức), Cam Vinh, gừng Kỳ Sơn, gà đồi Thanh Chương, gạo Vĩnh Hòa, lạc Diễn Châu…

Cần chiến lược bài bản

Sở Công thương tỉnh Nghệ An đang phát triển sàn TMĐT có tên miền http://37nghean.com. Từ năm 2012 đến nay, các doanh nghiệp địa phương đã giới thiệu và chào bán 3.681 sản phẩm và dịch vụ với nhiều hình thức đa dạng, bắt mắt. Nhiều sản phẩm được gắn với đường link riêng. Tuy nhiên khi click vào đường link này, chỉ nhận được thông tin giới thiệu chung về sản phẩm, mẫu mã sản phẩm, chứ chưa được đầu tư về công nghệ, cách thức PR sản phẩm… Khi click vào đặt mua, cũng phải trải qua nhiều công đoạn rườm rà, phức tạp.

Khi trao đổi thực trạng này với một số doanh nghiệp có sản phẩm đã đăng ký giao dịch trên sàn TMĐT nói trên, họ đều thừa nhận lối bán hàng theo công nghệ 4.0 vẫn chưa thể bắt nhịp kịp. “Chúng tôi biết lợi thế rất lớn khi đưa sản phẩm lên sàn giao dịch TMĐT nhưng do chưa đầu tư về công nghệ, nhân lực nên độ tương tác kém hiệu quả. Mặt khác, sản phẩm đặc trưng của Nghệ An chưa được giới thiệu nhiều trên không gian mạng, khâu xúc tiến thương mại chưa hiệu quả nên khó cạnh tranh với mặt hàng cùng loại ở các địa phương khác”, đại diện một chủ trang trại Cam Vinh ở Nghệ An cho biết.

Các chuyên gia cho rằng, nếu Nghệ An không sớm đưa ra chiến lược bài bản, đồng bộ về hạ tầng công nghệ số, đào tạo cách tiếp cận bán hàng qua sàn TMĐT, thì mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 80% sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của Nghệ An tham gia các sàn giao dịch TMĐT trong và ngoài nước sẽ khó đạt được. Các sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn OCOP của địa phương dù đã được gắn sao nhưng vẫn gặp cảnh lao đao về đầu ra.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghệ An: Tàu cá “phá” tàu hàng

    Nghệ An: Tàu cá “phá” tàu hàng

    01:30, 24/02/2022

  • Khu Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP Nghệ An: Chất lượng mang tầm quốc tế

    Khu Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP Nghệ An: Chất lượng mang tầm quốc tế

    03:27, 30/12/2021

  • Hàng chục tấn gạo tới tay người dân nghèo vùng cao Nghệ An

    Hàng chục tấn gạo tới tay người dân nghèo vùng cao Nghệ An

    11:11, 26/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nghệ An: Chật vật thương mại điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO