Mặc dù công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư của Nghệ An đã có nhiều đột phá, song vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức yếu kém, nhũng nhiễu…gây khó doanh nghiệp, người dân.
Thực trạng này được một số doanh nghiệp, người dân phản ánh như vậy khi tiếp cận, làm việc, hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính ở một số đơn vị, địa phương liên quan khiến không ít người bức xúc.
Và, dù không thể trực tiếp nói ra nhưng vì lợi ích của mình, nhiều người đành phải “ngậm bò hòn làm ngọt”, chấp nhận sự quan liêu, cửa quyền của một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức trong quá trình tiếp cận, hoàn thiện hồ sơ pháp lý theo quy định của pháp luật.
“Nếu được list hoá thủ tục ngay từ ban đầu, chúng tôi sẽ dễ dàng hoàn thiện, đỡ khỏi mất công chạy đi, chạy lại để sửa, thay thế đủ kiểu các loại giấy tờ. Cái này vừa mất thời gian, vừa tốn kém cho người dân trong quá trình đi làm thủ tục hành chính.
>>UBND tỉnh Nghệ An tập trung tháo gỡ vướng mắc để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
>>Nghệ An nhận diện điểm nghẽn về các chỉ số thành phần PCI tụt giảm
Đáng lo hơn, khi thủ tục hoàn thiện theo hướng dẫn của các văn bản pháp luật để trình cấp, ngành phê duyệt nhưng lại gặp phải tình trạng cán bộ thuộc ngành này hiểu văn bản pháp luật theo kiểu này nhưng đơn vị khác lại hiểu theo cách khác khiến doanh nghiệp, người dân phải chạy tới, chạy lui rất dễ rơi vào tình trạng chán nản, bỏ cuộc.
Thực tế, chính vì “rừng” thủ tục hành chính như vậy đã khiến không ít nhà đầu tư bỏ cuộc, địa phương mất cơ hội để doanh nghiệp triển khai dự án về xây dựng, tạo động lực thêm cho kinh tế - xã hội ở đó phát triển trong tương lai gần…” - đại diện một doanh nghiệp ở Nghệ An từng tâm sự với chúng tôi như vậy.
Cũng theo phản ánh của không ít nhà đầu tư, bản thân họ vì yêu quê hương, muốn về quê để đầu tư dự án nhưng ngoài việc lòng vòng về thủ tục hành chính, cơ chế tiếp cận đất đai ở Nghệ An vẫn chưa thông thoáng, ngắn gọn. Hơn nữa, vì đây là lĩnh vực nhạy cảm nên dù biết là chấp hành theo quy định của pháp luật nhưng nhiều cán bộ còn e dè và chờ đợi cấp trên phê duyệt thì mới chịu bút phê cho nhà đầu tư triển khai hoàn thiện dự án…
Vấn đề này cũng đã được lãnh đạo tỉnh Nghệ An thẳng thắn thừa nhận và có nhiều văn bản chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị Sở, ngành, huyện, thành, thị nhưng tình trạng “trên thông, dưới tắc” vẫn còn. Nguyên nhân một phần được nhận diện do trình độ năng lực cán bộ chuyên môn yếu kém, tâm lý sợ sai…đã khiến nhiều hồ sơ tắc dài theo năm tháng.
Mới đây, trong một báo cáo của Sở KH&ĐT tỉnh Nghệ An vào tháng 3/2023, địa phương đang tồn đọng 83 hồ sơ dự án do tư nhân triển khai thủ tục đầu tư chưa được giải quyết. Sở KH&ĐT Nghệ An cũng đã tổng quát nguyên nhân xảy ra vấn đề tồn đọng nói trên ở 03 nhóm đối tượng gồm: Nhà đầu tư; Sở, ngành liên quan; Địa phương cấp huyện.
>>Nghệ An tháo gỡ “điểm nghẽn” trong trong cải cách hành chính
Đáng quan tâm, trong số 83 hồ sơ được báo cáo lên UBND tỉnh Nghệ An thì có 10 hồ sơ Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản gửi nhà đầu tư thông báo dừng giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ, do quá thời hạn yêu cầu nhưng nhà đầu tư vẫn không bổ sung hồ sơ.
Ngoài ra, theo thông tin của Sở KH&ĐT cho biết, đến đầu tháng 3/2023, hiện trên địa bàn còn còn 57 hồ sơ tồn đọng, trong đó có 53 hồ sơ tiếp nhận năm 2022 chuyển sang và 4 hồ sơ tiếp nhận vào năm 2023. Trong số hồ sơ này, 32 hồ sơ tồn đọng do trách nhiệm của nhà đầu tư trong quá trình thẩm định các sở, ngành yêu cầu bổ sung, điều chỉnh nhưng chưa bổ sung theo yêu cầu.
Sở KH&ĐT Nghệ An cũng đã tổng quát nguyên nhân xảy ra vấn đề tồn đọng nói trên ở 03 nhóm đối tượng gồm: Nhà đầu tư; Sở, ngành liên quan; Địa phương cấp huyện.
Liên quan đến công tác cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm hành chính công đối với cán bộ, công chức, viên chức, tại buổi đối thoại giữa Thường trực Tỉnh uỷ với lãnh đạo quản lý cấp phòng diễn ra vào ngày 11/5/2023, nhiều ý kiến cho rằng thời gian tới cần phải “thanh lọc” tình trạng nhũng nhiễu, cố tình gây khó cho người dân, doanh nghiệp. Bởi vấn đề thiếu trách nhiệm và đạo đức trong thực thi công vụ luôn là rào cản lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ông Dương Danh Vỹ - Trưởng phòng cải cách hành chính (Sở Nội vụ Nghệ An) kiến nghị Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp kiên trì, kiên quyết thực hiện công tác cán bộ theo quan điểm có ra, có vào, có lên, có xuống.
Nghĩa là, cùng với việc tăng cườn kiểm tra công vụ thì việc đánh giá cán bộ phải toàn diện, nhiều chiều và tăng cường cảnh cáo cán bộ, công chức có ý thức trì trệ để tự soi, tự sửa. Có như vậy mới đảm bảo kỷ cương, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp…
Ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng nêu quan điểm rằng, lãnh đạo tỉnh không muốn gây sức ép, áp lực cho cán bộ, công chức, viên chức nhưng trong cải cách hành chính phải đúng tinh thần nhanh – đúng - hiểu quả. Cùng với đó sẽ xử lý nghiêm những cán bộ có sai phạm, vi phạm và động viên những cán bộ năng động, sáng tạo, có trách nhiệm.
Có thể bạn quan tâm
Nghệ An: Bất lực trước “công trường” khai thác khoáng sản trái phép?
15:10, 11/05/2023
Vụ xe tải trọng lớn “oanh tạc” đường Nghệ An – Hà Tĩnh: Lắp đặt camera theo dõi 24/24h
03:00, 11/05/2023
Vì sao Nghệ An được bố trí mạng lưới hệ thống Quốc lộ dày đặc?
15:23, 09/05/2023
Kỳ vọng tăng trưởng thương mại khi 03 cảng cạn ở Nghệ An thành hiện thực
10:16, 08/05/2023