Rút ngắn thời gian giải quyết hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với những thủ tục hành chính (TTHC) có thể rút ngắn được thời gian nhưng chưa được cắt giảm…
Đây là một trong những nội dung được ông Lê Hồng Vinh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nêu rõ, chỉ đạo yêu cầu các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn nghiêm tục thực hiện kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Nghệ An năm 2024 với chủ đề: “Đẩy mạnh chuyển đổi số - Tập trung nâng cao tỷ lệ thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình - Tỷ lệ số hóa hồ sơ - Tỷ lệ thanh toán trực tuyến”.
Liên tục “xốc lại” tinh thần cải cách TTHC
Theo báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An, trong năm 2023, thông qua thứ hạng các chỉ số liên quan (PAR INDEX, PAPI, SIPAS, PCI) do các tổ chức, cơ quan nhà nước ở Trung ương công bố, địa phương đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác cải cách TTHC.
Điểm nổi bật đáng quan tâm đó là chỉ số PCI của Nghệ An đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, trong đó có nhiều chỉ số thành phần đã được cải thiện, nâng cao. Cụ thể, theo bảng xếp hạng PCI năm 2022, chỉ số PCI của tỉnh Nghệ An đạt 66,60 điểm, đứng vị trí thứ 23/63 tỉnh, thành trong cả nước, tăng 7 bậc so với năm 2021 (30/63), đứng thứ 7 khu vực Duyên hải miền Trung và thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ, sau Thừa Thiên - Huế và Hà Tĩnh.
>>Thấy gì từ hoạt động xuất khẩu của Nghệ An vượt mức kỳ vọng?
Đặc biệt, sau khi VCCI công bố chỉ số PCI (11/4/2023) thì 17 ngày sau đó, ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo tại văn bản 3311 ngày 28/4/2023 về việc triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) gửi sở, ban, ngành và địa phương liên quan.
Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Nghệ An cũng liên tục ban hành các văn bản liên quan đến cải cách TTHC bằng nhiều động thái “xốc lại” công tác này tới từng sở, ngành, địa phương liên quan để đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Nghệ An thuộc nhóm 15 tỉnh đứng đầu của cả nước về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Người đứng đầu UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cơ quan liên quan tiếp tục nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được UBND tỉnh chỉ đạo tại Công văn số 7919/UBND-CN ngày 11/10/2022 về việc triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Cùng với đó, chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng nêu rõ đối với các chỉ số giảm điểm và giảm thứ bậc, các cơ quan, đơn vị xác định đây là các điểm nghẽn cần tập trung tháo gỡ về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.
>>Nghệ An chuẩn bị nguồn nhân lực đón “làn sóng” FDI
“Chủ động tiếp cận các nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp có tiềm lực và nhiều kinh nghiệm; quyết liệt trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư tại các vị trí có tính chiến lược và lan tỏa phát triển;
Đối với Chỉ số Gia nhập thị trường phải tiếp tục duy trì 100% TTHC về đăng ký doanh nghiệp được thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 4. Tiếp tục vận hành hiệu quả Cổng dịch vụ hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (tại địa chỉ: http://dichvuhotrodoanhnghiep.enghean.vn) cung cấp các dịch vụ online đến công dân, doanh nghiệp…” - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An từng chỉ đạo.
Lấy độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp để đánh giá
Liên quan đến công tác cải cách TTHC, mới đây tại Quyết định số 4317/QĐ-UBND ngày 25/12 về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Nghệ An năm 2024 với chủ đề:“Đẩy mạnh chuyển đổi số - Tập trung nâng cao tỷ lệ thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình - Tỷ lệ số hóa hồ sơ - Tỷ lệ thanh toán trực tuyến”, ông Lê Hồng Vinh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đặt ra nhiều nhóm nhiệm vụ để địa phương triển khai thực hiện.
Cụ thể, trong năm 2024, Nghệ An đã đặt ra các mục tiêu như: 96% VBQPPL của tỉnh được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bãi bỏ đảm bảo chất lượng, khả thi và đúng tiến độ. 98% VBQPPL sau khi ban hành được triển khai kịp thời, đúng quy định;
Tỷ lệ hồ sơ TTHC ở các cấp được giải quyết đúng hạn đạt tỷ lệ từ 95% trở lên. 100% hồ sơ chậm phải được xin lỗi tổ chức, cá nhân kịp thời theo quy định, không có hồ sơ tồn đọng. Công khai kịp thời, minh bạch 100% kết quả xử lý hồ sơ giải quyết TTHC của các Sở, ngành, địa phương;
>>Cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ tại Nghệ An
Rút ngắn thời gian giải quyết hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với những thủ tục hành chính (TTHC) có thể rút ngắn được thời gian nhưng chưa được cắt giảm; 100% cán bộ, CB, CC, VC của Sở, ngành, địa phương thực hiện tốt Chỉ thị của các cấp về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, không có vi phạm. 100% cơ quan, đơn vị thành lập tổ kiểm tra nội bộ để kiểm tra kết quả xử lý công việc của CB, CC, VC. Hàng tháng, 100% công việc cá nhân được rà soát công bố trước cuộc họp cơ quan, đơn vị và có biện pháp xử lý kịp thời đối với hồ sơ, công việc xử lý chậm (nếu có);
100% cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện đúng quy định; rà soát, khắc phục kịp thời các bất cập trong việc thực hiện các quy định về tổ chức bộ máy; 100% cơ quan nhà nước sử dụng hiệu quả Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-Ioffice và 95% văn bản đi được ký số trên phần mềm quản lý văn bản I-Office (Trừ tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước).
Ứng dụng, sử dụng các phần mềm phục vụ chuyên môn, kết nối dữ liệu liên thông với các Bộ, ngành. Cung cấp có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC của tỉnh đạt từ 40% trở lên. Tăng tỷ lệ số hoá đầy đủ thành phần hồ sơ khi tiếp nhận TTHC và tỷ lệ số hoá kết quả hồ sơ giải quyết TTHC; tăng tỷ lệ thanh toán trực tuyến trong giải quyết TTHC.
“Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt từ 90% trở lên. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các TTHC lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt trên 85%. Mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt trên 86%. Mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt trên 85%; Cải thiện Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của tỉnh” – ông Lê Hồng Vinh yêu cầu.
Với những động thái nói trên, giới chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng rằng các chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An sẽ sớm được hiện thức hoá vào thực tiễn. Đặc biệt, vấn đề lấy mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đang được mong đợi, chờ những tín hiệu tích cực hơn nữa trong năm 2024 tới.
Có thể bạn quan tâm
VCCI Nghệ An: Đổi mới phương thức hoạt động trong công tác phục vụ doanh nghiệp
14:05, 27/12/2023
“Đại dự án” hồ thuỷ lợi ở Nghệ An tiếp tục được “bơm” vốn hàng trăm tỷ đồng
01:39, 24/12/2023
Nghệ An chỉ rõ nhiều sai phạm ở dự án khu vực bán đảo Lan Châu
00:06, 22/12/2023
Nghệ An: Doanh nghiệp khu vực “tam cận lộ” nhưng lại… khổ vì nước
15:00, 19/12/2023
Vì sao vốn giải ngân đầu tư công ở Nghệ An vẫn đạt thấp?
11:38, 17/12/2023