Nghệ An với “chiến dịch” nâng tầm hàng nội – Bài 1: Áp lực “hàng ngoại” trước cơ chế hội nhập

Diendandoanhnghiep.vn Cùng với cả nước, Nghệ An đã đưa ra nhiều quyết sách nhằm nâng cao chất lượng, tạo vị thế của hàng Việt trên thị trường nhưng để chiếm lĩnh niềm tin người tiêu dùng vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ.

Nhiều sản phẩm “made in Nghệ An” đã khẳng định được vị thế tại thị trường nội địa và dần vươn mình ra các nước trên thế giới

Nhiều sản phẩm “made in Nghệ An” đã khẳng định được vị thế tại thị trường nội địa và dần vươn mình ra các nước trên thế giới

Chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng, mẫu mã đẹp…đó là những tiêu chí ưu tiên hàng đầu đối với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp khi muốn đưa sản phẩm tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế, đa phần người Việt lại có xu hướng “sính” hàng ngoại hơn là các sản phẩm mang thương hiệu Việt.

Theo thống kê đến cuối năm 2022, các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam đã chiếm tỷ lệ trên 90% trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước, còn tại các hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm từ 60 - 96%. Tại kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên. Riêng tại địa bàn Nghệ An, hàng Việt vẫn chiếm tỷ lệ cao trên thị trường nội địa, từ 80% đến trên 90% tại các kênh phân phối hiện đại…

>>Cơ hội cho hàng Việt Nam thâm nhập kênh bán lẻ hiện đại tại Thái Lan

Những con số trên cho thấy, tại Nghệ An nói riêng, cả nước nói chung, các sản phẩm mang thương hiệu Việt vẫn đang chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế thì người tiêu dùng ở Nghệ An, nhất là tại khu vực trung tâm như TP. Vinh yêu thích “hàng ngoại” trong vài năm trở lại đây vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao. Theo đó, với mức sống khá ổn hiện nay, người dân trên địa bàn tỉnh có xu hướng “sính ngoại” hơn, bởi đa phần các sản phẩm ngoại nhập xuất xứ chính hãng từ các nước như: Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức… đều mang lại hiệu quả rất tốt.

>>Câu trả lời của ngân hàng Việt trước yêu cầu 20 tỷ USD

Bên cạnh đó, với lợi thế mẫu mã đa dạng, giá cả chỉ cao hơn các sản phẩm Việt cùng loại từ 10 - 20%, các mặt hàng ngoại đang ngày càng được người tiêu dùng thành phố ưa thích và có mặt trên thị trường ngày càng nhiều. Từ các siêu thị, đến các chợ, cửa hàng; thậm chí xuất hiện ngày càng nhiều những cửa hàng được gắn mác hàng ngoại.

Các doanh nghiệp ở Nghệ An tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng

Các doanh nghiệp ở Nghệ An tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng

Ghi nhận thực tế cho thấy, chỉ tính riêng trên địa bàn TP Vinh, một số tuyến phố tập trung nhiều cửa hàng bán hàng ngoại như: Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Hồng Bàng, Đặng Thái Thân,… đã có đến hàng chục cửa hàng có biển hiệu giới thiệu bán hàng Thái, Nhật, Hàn Quốc. Tại đây, người tiêu dùng dễ dàng mua các mặt hàng từ thực phẩm, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng với đủ chủng loại, mẫu mã đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó, một số quán còn phân phối hàng ngoại cho nhiều cửa hàng ở các huyện, thị khác như: Cửa Lò, Thái Hòa, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai …

>>Lối sống sính ngoại: Văn minh đâu chưa thấy...

Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp ở Nghệ An đã và đang cảm nhận sâu sắc “sức nóng” đến từ hàng hóa ngoại nhập. Khi mà Hiệp định thương mại tự do (FTA đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan. Và ở chiều ngược lại, hàng hóa từ các nước này nhập khẩu vào Việt Nam cũng được hưởng thuế suất ưu đãi; dẫn đến hàng ngoại ồ ạt vào thị trường nội địa, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa 2 mặt hàng này.

Nhiều ý kiến cho rằng, để hàng Việt thực sự có được chỗ đứng vững chắc tại thị trường nội địa thì những giải pháp cơ bản, ưu tiên hàng đầu, đó là phải tiếp tục đổi mới, sáng tạo nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt phải tạo lập được chuỗi kết nối cung cầu thì mới có thể phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, vai trò của các các cấp ngành, chính quyền tỉnh là rất quan trọng khi những quyết sách, giải pháp đưa ra sẽ là “bệ đỡ” cho doanh nghiệp phát triển, khẳng định thương hiệu để chiếm lĩnh niềm tin, thị hiếu của người dân địa phương.

Bài 2: Doanh nghiệp nội địa cần nâng tầm hàng Việt trên thị trường

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714280130 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714280130 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10