Nghị định 68/2020/NĐ-CP: Giao dịch liên kết có được gỡ vướng?

Diendandoanhnghiep.vn Với nhiều điểm mới tiến bộ Nghị định quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được xem là sẽ tiếp tục gỡ vướng cho doanh nghiệp trong khi nâng mức khống chế chi phí lãi vay.

Ngày 24/6/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 68/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Nâng mức khống chế tỷ lệ lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Nghị định 68 đã nâng mức khống chế lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Nâng mức khống chế chi phí lãi vay 

Đây là những quy định được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện quy định của khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (Nghị định 20), Chính phủ đã ban hành Nghị định 68 với một số nội dung chính sau:

Thứ nhất, nâng mức khống chế tỷ lệ tổng chi phí lãi vay thuần (chi phí lãi vay trừ thu nhập từ lãi cho vay và lãi tiền gửi) được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TTNDN) từ 20% lên 30% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, chi phí lãi vay thuần và khấu hao phát sinh trong kỳ (EBITDA).

Thứ hai, quy định về thời hạn áp dụng. Theo đó, doanh nghiệp có giao dịch liên kết (trừ những doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Nghị định 68 ) được áp dụng tỷ lệ trần chi phí lãi vay 30% từ kỳ tính TTNDN năm 2019. Mức trần trên cũng được áp dụng cho kỳ tính TTNDN năm 2017, 2018 đối với những doanh nghiệp có giao dịch liên kết (trừ đối tượng áp dụng của Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Kinh doanh bảo hiểm). Theo đó, để xác định lại số TTNDN phải nộp, doanh nghiệp cần khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán TTNDN năm 2017, 2018 và nộp cho cơ quan thuế trước ngày 01/01/2021. Sau khi khai bổ sung, nếu số TTNDN giảm thì số tiền chậm nộp (nếu có) sẽ được giảm tương ứng.

Trường hợp số tiền TTNDN, tiền chậm nộp của năm 2017, 2018 được xác định lại nhỏ hơn số tiền mà doanh nghiệp đã nộp ngân sách, thì phần chênh lệch được bù trừ vào số TTNDN trong năm 2020. Nếu không đủ bù trừ hết thì phần còn lại được bù trừ trong các năm tiếp theo nhưng tối đa đến hết năm 2024.

Thứ ba, trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã có kết luận thanh tra, kiểm tra thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan thuế xác định lại số thuế phải nộp năm 2017, 2018. Tuy nhiên, không điều chỉnh lại kết luận và quyết định thanh tra, kiểm tra. Nếu đã xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đang giải quyết theo trình tự khiếu nại thì không điều chỉnh lại số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.

Và lưu ý cho doanh nghiệp

Đối tượng tác động chủ yếu của Nghị định 68 là các tập đoàn, tổng công ty, công ty đa quốc gia, có điểm chung là vay nợ nhiều và sở hữu nhiều công ty con, công ty liên kết. Theo thống kê, có 6.604 đơn vị phát sinh giao dịch liên kết trong năm 2017 và 7.785 đơn vị có giao dịch liên kết năm 2018, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 85%, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 15%.

Về quy định nâng mức khống chế tỷ lệ chi phí lãi vay thuần cho năm 2019 và các năm tiếp theo, việc nâng mức trần giúp các doanh nghiệp có chi phí lãi vay lớn giảm số tiền thuế phải nộp cho các kỳ tính thuế tiếp theo. Từ đó, các doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn vay mà vẫn được khấu trừ thuế, không làm tăng thêm chi phí sử dụng vốn.

Về việc bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp cho năm 2017 và năm 2018, số tiền được bù trừ giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn, góp phần đảm bảo dòng tiền cho sản xuất kinh doanh. Theo đánh giá sơ bộ của Tổng cục Thuế, đối với các doanh nghiệp đã tuân thủ kê khai, năm 2017, tổng số TTNDN được bù trừ là 2.067 tỷ đồng và năm 2018 là 2.808 tỷ đồng.

Thêm vào đó, trong bối cảnh Dịch COVID-19 đang gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Nghị định 68 được kỳ vọng hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế vượt qua khó khăn.

Cần lưu ý, số tiền thuế, tiền chậm nộp của năm 2017, 2018 được hoàn trả (nếu có) thông qua việc bù trừ vào số tiền TTNDN từ năm 2020 đến hết năm 2024. Doanh nghiệp có thể tính toán số tiền được hoàn trả nhằm tận dụng được nguồn vốn này. Để thực hiện thủ tục hoàn thuế nhanh chóng, doanh nghiệp cần cập nhật quy định của Nghị định 68 để có phương án chuẩn bị hồ sơ khai bổ sung quyết toán TTNDN cho năm 2017 và năm 2018.

(*) Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghị định 68/2020/NĐ-CP: Giao dịch liên kết có được gỡ vướng? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714060161 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714060161 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10