Xoay quanh Hội nghị “Nghị quyết số 02/NQ-CP: Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, đại biểu cho rằng, để Nghị quyết phát huy hiệu lực, hiệu quả cần tinh thần cải cách đồng bộ, liên ngành…
>>Nghị quyết 02/2022/CP: "Tăng tốc" cải cách môi trường kinh doanh
Ngày 03/3/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội nghị “Nghị quyết số 02/NQ-CP: Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”.
Tại Hội nghị, từ những vấn đề vướng mắc và các thực trạng tồn tại của việc cải cách trong 2 năm vừa qua, nhiều đại biểu cho rằng, để Nghị quyết số 02 năm 2022 phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả cần tinh thần cải cách đồng bộ, liên ngành.
Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ, Nghị quyết số 02 là một động lực quan trọng, liên tục và bền bỉ xuyên suốt hơn 9 năm qua, thể hiện là sự cam kết của Chính phủ trong cải cách thể chế, cải cách môi trường kinh doanh một cách mạnh mẽ, sâu rộng.
Theo ông Hiếu, 2 năm qua, công tác cải cách không có sự chững lại, bởi 9 năm liền Nghị quyết 02 đã mở rộng nhiều mục tiêu và nội dung chỉ tiêu thể hiện nỗ lực không ngừng, cam kết ngày càng mạnh mẽ và có nhiều sự tiến bộ trong phát triển kinh tế - xã hội.
“Theo tôi sự chững lại nên nhìn nhận một cách khách quan, trong đó, có thể thấy công tác cải cách chưa thực sự đồng đều giữa các bộ ngành, các lĩnh vực và giữa các địa phương, đây là thách thức lớn nếu không vượt qua được sẽ không tạo ra được những kết quả như kỳ vọng. Hay như, xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, của doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều, vậy nên, trong bối cảnh mới phải cải cách mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn, thậm chí những kết quả làm tốt hơn nhưng chưa đáp ứng được thực tế…”, ông Hiếu chia sẻ.
>>Nghị quyết 02/2022: Thắp lửa cải cách
Ông Hiếu cho rằng, muốn cải cách tốt thì không thể một mình, đơn lẻ mà cần có sự đồng bộ, liên ngành để tạo ra sự đồng đều, bởi nếu những cải cách không đồng đều sẽ tạo thành “điểm nghẽn”, cái tốt sẽ không phát huy được, khiến xói mòn niềm tin của các doanh nghiệp từ một cái không tốt.
“Mong rằng, thông qua diễn đàn cải cách lần này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan chủ trì sẽ thúc đẩy được sự đồng đều trong cải cách, để Nghị quyết 02 sẽ phát huy hơn nữa về tính hiệu lực, hiệu quả”, ông Hiếu nêu quan điểm.
Dẫn chứng về những quyết sách kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa XV vừa qua, ông Hiếu cho rằng, hiện nay, công tác cải cách cũng đã và đang nhận được những cam kết rất mạnh mẽ, quyết liệt, cần tận dụng để công tác cải cách đạt nhiều thành công hơn nữa.
Đồng tình với quan điểm của ông Phan Đức Hiếu, đại diện Tổng cục Hải quan cũng đánh giá, việc cải cách hiện nay, cần có sự đồng bộ giữa nhiều các cơ quan ban ngành.
Vị này đề xuất, hàng năm Tổng cục Hải quan thực hiện tổ chức nhiều cuộc đối thoại với đối tượng chính là các doanh nghiệp, các hiệp hội, tới đây trong các cuộc đối thoại cũng cần mở rộng nhiều hơn nữa các đối tượng là các bộ ngành, các đơn vị trực thuộc, bởi không ít vấn đề cải cách liên quan cũng cần có sự đồng bộ giữa các cơ quan trong chỉ đạo, thực thi.
Có thể bạn quan tâm
Nghị quyết 02/2022: "Lãnh địa" xin-cho của bộ ngành sẽ bị "đụng chạm"
04:00, 28/01/2022
Nghị quyết 02/NQ-CP: Kỳ vọng nền kinh tế sớm hồi phục, phát triển!
01:14, 18/01/2022
Nghị quyết 02/2022/CP: "Tăng tốc" cải cách môi trường kinh doanh
04:10, 09/01/2022
Nghị quyết 02/2022: Thắp lửa cải cách
21:00, 08/01/2022
Nghị quyết 02/2021: Nâng cấp tính thị trường của nền kinh tế
04:50, 17/02/2021