Nghị quyết 02/NQ-CP: Thổi bùng ngọn lửa cải cách

PV 14/01/2021 04:30

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.

Bước sang nhiệm kỳ này, để phù hợp với Chương trình Nghị sự vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, Nghị quyết của Chính phủ đã mở rộng bao quát thêm các bộ chỉ số hàm chứa những yếu tố có tính căn bản, nền tảng, dài hơi hơn ngoài các chỉ số liên quan tới môi trường kinh doanh trong ngắn hạn như các bộ chỉ số về phát triển nguồn nhân lực, phát triển Chính phủ điện tử, Năng lực Đổi mới sáng tạo.

Nghị quyết 02/CP năm 2020 được xây dựng dựa trên 7 bộ chỉ số, với trên 200 tiêu chí đo lường chi tiết, liên quan tới hầu hết các lĩnh vực, các ngành, các cấp và có phân công cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm cho từng nhóm tiêu chí; thậm chí từng tiêu chí quan trọng.

Yêu cầu cải cách môi trường kinh doanh được Chính phủ đặt mạnh hơn tại Nghị quyết 02/2021/NQ-CP, đòi hỏi các bộ, ngành phải vào cuộc thực chất, cho dù là nhiệm kỳ Chính phủ nào.

Yêu cầu cải cách môi trường kinh doanh được Chính phủ đặt mạnh hơn tại Nghị quyết 02/2021/NQ-CP, đòi hỏi các bộ, ngành phải vào cuộc thực chất, cho dù là nhiệm kỳ Chính phủ nào.

Các Nghị quyết 19/CP và sau này là Nghị quyết 02/CP của Chính phủ đã nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ trung ương tới địa phương; sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp, sự tham gia của toàn xã hội. Qua đó đã góp phần cải thiện thêm một bước thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tháo gỡ được nhiều rào cản, khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân.

Phần lớn các chỉ số được đánh giá định kỳ 1 năm hoặc 2 năm của các tổ chức quốc tế đều ghi nhận sự tiến bộ rõ về điểm số tuyệt đối và cải thiện thứ hạng của Việt Nam.

Trực tiếp nhất là thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 20 bậc, từ thứ 90 năm 2015 lên thứ 70 năm 2019. Năng lực cạnh tranh quốc gia tăng hàng năm đều được tăng hạng, năm 2017 đứng thứ 55. Từ năm 2018, xếp hạng năng lực cạnh tranh được đổi thành năng lực cạnh tranh 4.0 với các tiêu chí được điều chỉnh cho phù hợp với mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất mới trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam xếp hạng 77. Một năm sau vị trí của chúng ta đã tăng 10 bậc lên thứ 67. Năng lực cạnh tranh du lịch tăng 12 bậc, từ thứ 75 năm 2015 lên thứ 63 năm 2019. Xếp hạng Hiệu quả logistics tăng 25 bậc, từ thứ 64 năm 2016 lên thứ 39. Xếp hạng Đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 17 bậc từ thứ 59 năm 2016 lên thứ 42 năm 2020.

Về những giải pháp được đưa ra tại Nghị quyết 02/2021, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – CIEM nhấn mạnh nếu như so với 14 trang của Nghị quyết 02/2019/NQ-CP, 12 trang của Nghị quyết 02/2020/NQ-CP, so với hàng loạt chỉ tiêu, đầu việc cụ thể giao cho từng bộ, ngành trong các phiên bản trước, thì 5 nhiệm vụ mà Nghị quyết 02/2021/NQ-CP đặt ra dường như không quá áp lực. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp cho rằng, không có bộ, ngành nào được nhắc đến và như vậy có thể giảm đi sức nóng cải cách.

“Nhiệm vụ không hề nhẹ hơn. Thậm chí, những phần việc khó nhất đã được chạm đến, cũng có nghĩa là, các bộ, ngành đã được giao nhiệm vụ đã được điểm danh lần nữa”, bà Thảo phân tích khi nhắc đến những nhóm chỉ số, chỉ tiêu mà Nghị quyết 02/2020/NQ-CP đã điểm danh. Đó là cấp phép xây dựng, đăng ký tài sản, giải quyết tranh chấp hợp đồng, giải quyết phá sản doanh nghiệp, chất lượng quản lý đất đai…

Thực ra, các chỉ số này đã có mặt từ phiên bản đầu tiên của Nghị quyết 02 vào năm 2019 và cả những phiên bản trước đó của Nghị quyết 19, nhưng cũng là những chỉ số ít được cải thiện nhất, thậm chí còn giảm điểm trong vài năm qua.

Đúng theo thông lệ, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2021 cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã được Chính phủ ban hành bằng Nghị quyết quan trọng số 02/NQ-CP.

Đúng theo thông lệ, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2021 vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã được Chính phủ ban hành bằng Nghị quyết quan trọng số 02/NQ-CP.

Soi vào phần nhiệm vụ đã giao, được ghi rõ trong Nghị quyết 02/2019/NQ-CP, các bộ, ngành được điểm danh là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp…

“Môi trường kinh doanh của Việt Nam đang đứng thứ 5 trong ASEAN và cách khá xa so với Singapore, Maylaysia và Thái Lan, kém Brunei 4 bậc. Nhiệm vụ cải thiện là của tất cả bộ, ngành, nhưng nếu không gỡ được các mắt xích yếu nhất này, thì mục tiêu lọt Top 4 ASEAN về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh mà Nghị quyết 02/2019/NQ-CP đã đặt ra cho giai đoạn 2019-2021 thực sự khó khăn”, bà Thảo nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nghị quyết 02/NQ-CP: Thổi bùng ngọn lửa cải cách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO