Nghị quyết 105/NQ-CP: Lời giải cho bài toán lao động, chuyên gia

GIA NGUYỄN 25/09/2021 17:00

Trước hàng loạt vướng mắc, bất cập đã tồn tại, Nghị quyết số 105/NQ-CP ra đời được cho là lời giải cho bài toán lao động, chuyên gia làm việc tại Việt Nam.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến đầu tháng 4, có 101.550 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trong đó lao động giữ vị trí quản lý chiếm gần 12%, giám đốc điều hành hơn 8% và đông nhất là chuyên gia với 58%... Lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đến từ 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó phần lớn là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Và chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn hoặc các địa phương có dự án lớn với nhiều nhà thầu nước ngoài thi công như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Long An...

Một khảo sát mới đây của đơn vị này về tình hình lao động nước ngoài có nhu cầu trở lại làm việc trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19 cũng cho thấy, hầu hết lao động mà các doanh nghiệp đang thiếu hụt là vị trí nhà quản lý, chuyên gia dự án ở các công trình trọng điểm.

Nghị quyết 105/NQ-CP, lời giải cho bài toán lao động, chuyên gia làm việc tại Việt Nam - Ảnh minh họa

Nghị quyết 105/NQ-CP, lời giải cho bài toán lao động, chuyên gia làm việc tại Việt Nam - Ảnh minh họa

Đáng nói, theo phản ánh của các doanh nghiệp, những quy định liên quan đến cấp phép cho lao động, chuyên gia làm việc tại Việt Nam cũng được cho là khá nghiêm ngặt cũng như “cầu kì” dẫn đến những bất cập gây khó cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 được ban hành đã hỗ trợ giải quyết được những khó khăn của doanh nghiệp về vấn đề này, khi “Tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia” là một trong 4 nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Nghị quyết.

Cụ thể, để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nước ngoài sang Việt Nam làm việc, Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong tháng 9 chỉ đạo các địa phương thực hiện linh hoạt, nới lỏng một số quy định, điều kiện về cấp, gia hạn xác nhận giấy phép lao động, phù hợp với bối cảnh mới nhưng phải tuyệt đối an toàn về phòng chống dịch.

Trong đó, đối với quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP: Quy định hiện nay yêu cầu “Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam”. Nay nới lỏng như sau: “Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam”.

Dù đánh giá cao những thuận lợi mà Nghị quyết 105 mang lại, cộng đồng doanh nghiệp vẫn đề xuất cần có sự thống nhất quy định tại các địa phương - Ảnh minh họa

Dù đánh giá cao những thuận lợi mà Nghị quyết 105 mang lại, cộng đồng doanh nghiệp vẫn đề xuất chính sách đối với chuyên gia nước ngoài cần thống nhất thực hiện giữa các địa phương trên toàn quốc - Ảnh minh họa

Hay với quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP: Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc “... có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo” được sửa đổi thành “… có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Ngoài ra, quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP: Bổ sung thêm thuật ngữ “giấy chứng nhận” và trường hợp giấy phép lao động đã được cấp được xem là giấy tờ chứng minh chuyên gia, lao động kĩ thuật trong hồ sơ xin cấp giấy phép lao động: “Giấy tờ chứng minh chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định tại khoản 3, 6 Điều 3 Nghị định này, là: Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận; văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động đã được cấp để chứng minh kinh nghiệm.”

Từ đó, theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp những nhiệm vụ, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia đã nêu phù hợp với thực tiễn và có khả năng hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiệu quả.

Bên cạnh đó, để nâng cao chính sách, tạo thuận lợi khi áp dụng thực tiễn, công đồng doanh nghiệp đề nghị, đối với chuyên gia nước ngoài, các bộ ngành cần rà soát quy trình đối với thủ tục nhập cảnh của chuyên gia nước ngoài theo hướng: áp dụng giải quyết thủ tục trực tuyến, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, xem xét ưu tiên các chuyên gia có hộ chiếu vắc-xin và đã xét nghiệm âm tính, xem xét giảm thời gian cách ly tập trung cũng như thời gian cách ly tại nhà,… Chính sách đối với chuyên gia nước ngoài cần thống nhất thực hiện giữa các địa phương trên toàn quốc.

Các cơ quan chức năng cần xây dựng các bộ công cụ hướng dẫn về thủ tục nhập cảnh đối với chuyên gia nước ngoài một cách rõ ràng và công bố công khai để doanh nghiệp và chuyên gia nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện.

Cùng với đó, đối với người lao động từ các tỉnh, thành phố khác quay lại nơi làm việc, khi người lao động đã tiêm vắc-xin hoặc có xét nghiệm âm tính quay lại làm việc thì cần giảm thiểu tối đa thời gian cách ly. Đồng thời, chính quyền các địa phương cũng cần có các giải pháp truyền thông để trấn an tâm lý lo ngại dịch bệnh ở đại đa số người lao động hiện nay, qua đó giúp họ an tâm quay lại doanh nghiệp làm việc.

Có thể bạn quan tâm

  • người lao động nước ngoài tại việt nam: Nới lỏng điều kiện cấp phép

    người lao động nước ngoài tại việt nam: Nới lỏng điều kiện cấp phép

    19:36, 14/09/2021

  • Vì sao Canada trở thành điểm đến yêu thích của lao động nước ngoài?

    Vì sao Canada trở thành điểm đến yêu thích của lao động nước ngoài?

    00:29, 01/05/2021

  • [Infographic] Tình hình tham gia BHXH, BHYT của doanh nghiệp FDI và người lao động nước ngoài tại Việt Nam

    [Infographic] Tình hình tham gia BHXH, BHYT của doanh nghiệp FDI và người lao động nước ngoài tại Việt Nam

    15:55, 15/04/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Trường hợp lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Trường hợp lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

    18:00, 05/01/2021

  • Thanh Hóa: Phòng chống dịch nCoV khẩn cấp cho các doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài

    Thanh Hóa: Phòng chống dịch nCoV khẩn cấp cho các doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài

    18:47, 31/01/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nghị quyết 105/NQ-CP: Lời giải cho bài toán lao động, chuyên gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO