Nghị quyết 128: Khơi thông dòng chảy cuộc sống (Bài 1): “Chìa khóa” giúp doanh nghiệp mở cửa

Diendandoanhnghiep.vn Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng cục bộ địa phương, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.

LTS: Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” là “từ khóa” để Việt Nam bước vào giai đoạn bình thường mới…

p/Nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống như quán phở, bún, cà phê đã mở cửa từ sớm chuẩn bị phục vụ khách đến ăn tại chỗ. Ảnh: Trọng Hiếu

Nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống như quán phở, bún, cà phê đã mở cửa từ sớm chuẩn bị phục vụ khách đến ăn tại chỗ. Ảnh: Trọng Hiếu

Theo nhận định của một số doanh nghiệp, Việt Nam có một khung khổ chính sách phòng chống dịch mạch lạc, phù hợp với thông lệ và xu hướng chung của các nước trên thế giới. Nghị quyết 128 đã có sự tham chiếu kinh nghiệm quốc tế, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như giới khoa học một cách cụ thể.

Tăng cường liên kết,tích hợp dữ liệu

Khi đã xác định mở cửa nền kinh tế trở lại, theo các chuyên gia, cách quản lý của chính quyền địa phương cần theo hướng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định đã được thống nhất, thay vì tư duy tạo ra các quy định riêng để cấp phép.

"Vấn đề ở đây là tính tuân thủ. Cơ quan quản lý đảm bảo doanh nghiệp và người dân đảm bảo tuân thủ quy định, chứ không còn là đi xin phép. Vừa qua, để phòng chống dịch, các ngành các cấp phải đưa ra các biện pháp tình thế. Bây giờ trong trạng thái thích ứng an toàn, mở cửa trở lại thì chúng ta phải loại bỏ các giấy phép con, tạo thông thoáng cho môi trường kinh doanh, kinh tế mới tăng trưởng được", ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Cao cấp Trường Chính sách công và Quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam, nói.

"Mỗi bộ, ngành cần có sự phối hợp với Bộ Y tế để ra được bộ tiêu chí an toàn riêng cho từng ngành. Như vậy, vai trò của chính quyền địa phương sẽ là kiểm tra sự tuân thủ, chấp hành theo tiêu chí đó, giúp cho họ có động lực, tự tin để mở cửa hoàn toàn, tránh tình trạng ngăn sông cấm chợ", Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông Nguyễn Quang Đồng nêu ý kiến.

Về dài hạn hơn, để việc quản lý được nhất quán giữa các bộ ngành, địa phương, việc tích hợp dữ liệu trên cùng một nền tảng công nghệ được nhận định là yếu tố tiên quyết. Những thông tin về an toàn y tế, lộ trình di chuyển, quá trình giao dịch khi được quản lý chung sẽ tránh đứt gãy giao thương theo ranh giới địa lý.

Phòng dịch theo cấp độ

Còn theo PGS TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), với quy định phạm vi đánh giá cấp độ dịch từ quy mô cấp xã hoặc nhỏ hơn, quá trình áp dụng sẽ tránh được việc các địa phương có nguy cơ ở vùng nhỏ mà lại áp dụng các biện pháp toàn tỉnh sẽ gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội.

“Ví dụ có vài ca bệnh một thôn, xóm nhưng phong toả cả huyện chẳng hạn. Đánh giá nguy cơ sai, không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu kép của địa phương đó mà còn ảnh hưởng tới cả các địa phương khác”, ông Phu nói.

Theo PGS. TS Trần Đắc Phu, đây là văn bản mới, bên cạnh Nghị quyết, Chính phủ cũng giao cho các Bộ, ngành hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, chuyên ngành sẽ có đầy đủ các quy định từ đánh giá nguy cơ đến triển khai các hoạt động một cách phù hợp theo tình hình mới đảm bảo tính thực tiễn để các địa phương thực hiện mà không phải theo Chỉ thị 15,16,19 của Thủ tướng Chính phủ. Việc này sẽ thống nhất trên toàn quốc để đáp ứng tình hình mới, các địa phương không được tự mình làm khác gây ngăn sông cấm chợ, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.

Đồng quan điểm, Luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty Luật HPVN cho biết, Nghị quyết đã khẳng định việc lưu thông vận chuyển hàng hóa nội tỉnh, liên tỉnh đều được hoạt động ở cả 4 cấp độ, điều này sẽ tạo điều kiện cho các chuỗi cung ứng được hoạt động hiệu quả. Nghị quyết cũng quy định lại các cấp độ dịch cũng như các biện pháp phòng chống dịch, hoạt động sẽ “đóng” hoặc “mở” tùy theo cấp độ dịch từng cấp, từ xã trở lên.

Chính vì vậy, theo ông Hiệp, Nghị quyết phù hợp với bối cảnh thực tế hiện nay, là nền tảng thúc đẩy phục hồi kinh tế… bởi không chỉ chi tiết rõ ràng trong từng quy định, chính sách này còn là một thể thống nhất áp dụng chung cho cả nước tránh hiện trạng cát cứ, cục bộ, thiếu thống nhất.

Giới chuyên gia cho rằng, đây là bước chuyển hướng đến chiến thắng vì COVID-19 có thể không phải là cuộc khủng hoảng cuối cùng. Việc học cách thay đổi sẽ giúp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng thích ứng tốt hơn với những thách thức tiếp theo.

Thủ tướng Chinh phủ nhấn mạnh 6 nguyên tắc phải quán triệt: (1) Y tế là trụ cột, là trung tâm; (2) Kinh tế là cơ sở, là nền tảng; (3) Dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; (4) Ổn định chính trị-xã hội là trọng yếu và thường xuyên; (5) Vaccine, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết; (6) An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghị quyết 128: Khơi thông dòng chảy cuộc sống (Bài 1): “Chìa khóa” giúp doanh nghiệp mở cửa tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714134635 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714134635 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10