Nghị quyết 128 - Khơi thông dòng chảy cuộc sống (Bài 2): Chiến lược và các bước thực thi

Diendandoanhnghiep.vn Cần phải tạo ra nhiều lớp bảo vệ để bọc lót cho nhau, trong đó, “áo giáp bảo vệ” đầu tiên phải được thiết lập từ phía người dân và doanh nghiệp...

Họ mới chính là trọng tâm, là “chủ thể” của Nghị quyết 128/NQ-CP và chính họ cũng là nơi khởi nguồn của các lớp “phòng thủ” trước virus, sau đó là các phòng tuyến khác như hệ thống chăm sóc, điều trị, cấp cứu…

Với doanh nghiệp, Nghị quyết 128/NQ-CP đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp phải chuẩn bị cho phương án chắc chắn sẽ có xuất hiện ca nhiễm trong quá trình kinh doanh, sản xuất. Vậy họ phải xây dựng quy trình, hệ thống phản ứng và trách nhiệm quản lý để đảm bảo lợi ích của họ, phải tạo ra cho mình một “kế hoạch tác chiến” được cân nhắc kỹ lưỡng để thích ứng với COVID-19. Bên cạnh đó, sự kết nối giữa doanh nghiệp với y tế cơ sở là rất quan trọng, điều đó đảm bảo việc giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh hoặc can thiệp kịp thời khi có lao động nhiễm virus hay trở nặng.

Tuy vậy, Nghị quyết 128/NQ-CP mới chỉ dừng ở khung chính sách chung và còn cần đến hướng dẫn chi tiết từ các bộ, ngành liên quan. Vậy nên, vẫn cần hướng dẫn về việc vận chuyển hành khách công cộng và lưu thông vận chuyển hàng hóa, đặc biệt ở phạm vi liên tỉnh. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến hai vấn đề quan trọng đó là nguồn nhân lực lao động và nguồn nguyên liệu, hàng hóa, thực phẩm…

Đồng thời, hướng dẫn phải sớm được đưa ra để tránh đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa; tránh xảy ra tình trạng người dân bị mắc kẹt, gây bức xúc dư luận như trong đợt dịch vừa qua; hạn chế tối đa tình trạng “cát cứ địa phương” hay chính sách mỗi địa phương một kiểu.

Ví dụ, việc một số địa phương đặt ra các quy định cách ly tập trung với người dân đến (về) từ TP HCM, hoặc phải treo biển cảnh báo trước nhà có người cách ly khi về từ vùng dịch… cứ như thể người địa phương ấy là một quốc gia biệt lập vậy. Điều này cũng cho thấy họ vẫn sợ hãi hoặc cố gắng theo đuổi mục tiêu cũ là “zero COVID”. Hoàn toàn không phải cách “thích ứng” theo tinh thần mà Nghị quyết 128/NQ-CP đề ra.

Ngoài ra, cần chính sách về di chuyển liên tỉnh - vốn là những đơn vị hành chính độc lập - phải là trách nhiệm của cấp trung ương. Cho đến nay, chúng ta còn chờ các bộ, ngành hướng dẫn và đây là điều cấp thiết nhất hiện nay. Vì vậy, Bộ Y tế, Bộ Công an và Bộ GTVT sẽ là những bộ, ngành quan trọng nhất để giải quyết vấn đề nêu trên. Khi các bộ này thống nhất và có phương án tầm trung ương thì ở địa phương, các sở, ngành cũng sẽ dễ dàng dựa vào đó để ban hành các chính sách di chuyển nội tỉnh phù hợp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghị quyết 128 - Khơi thông dòng chảy cuộc sống (Bài 2): Chiến lược và các bước thực thi tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711721850 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711721850 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10