Nghị quyết 33 có sớm khơi thông "điểm nghẽn" tín dụng, trái phiếu?

Diendandoanhnghiep.vn Các giải pháp của Chính phủ tại Nghị quyết 33 là cần thiết nhưng nhiều ý kiến cho rằng chưa thể tác động ngay đến thị trường bất động sản, bởi cần phải một thời gian để thực thi và hấp thụ…

>>Giải pháp căn cơ "gỡ vướng" pháp lý cho dự án bất động sản

Theo đó, dù các giải pháp của Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ (Nghị quyết 33) rất tốt nhưng theo các chuyên gia và doanh nghiệp, để tác động ngay đến thị trường thì chưa và cần thời gian để thực thi, hấp thụ. Bởi, nghị quyết chỉ mới là đường hướng, cần thêm thời gian, đo lường bằng sự quyết tâm của nhiều chủ thể tham gia. Sớm nhất cũng mất 3-4 tháng để thực thi và 6-9 tháng sau mới có thể nhận thấy kết quả.

Nghị quyết 33 của Chính phủ vừa ban hành nhằm gỡ khó cho thị trường bất động sản, trong đó có nhiều giải pháp về tín dụng. Ảnh minh họa

Nghị quyết 33 của Chính phủ vừa ban hành nhằm gỡ khó cho thị trường bất động sản, trong đó có nhiều giải pháp về tín dụng. Ảnh minh họa

Trả lời báo chí ở góc nhìn doanh nghiệp, ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản Việt An Hòa cho rằng, Nghị quyết 33 là một chuỗi giải pháp mà Chính phủ, bộ ngành đã tích cực triển khai nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, dần trở lại quỹ đạo và tăng trưởng ổn định, lành mạnh. 

Riêng gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho vay phát triển NƠXH với lãi suất thấp hơn thị trường 1,5%-2% theo ông Quang là quá ít. Vì hiện nay, lãi vay mua NƠXH đang vào mức 5%/năm, trong khi các ngân hàng đang cho vay thương mại trên 10%. Nếu giảm 2% thì vẫn còn cao nên chưa kích thích ngay đối tượng mua nhà. Nên chăng cần giảm lãi suất thêm để kích hoạt cả thị trường.

Đồng quan điểm, ông Đặng Anh Tú, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Địa ốc Sài Gòn 5, cũng bày tỏ sự tin tưởng và kỳ vọng vào Nghị quyết 33 sẽ tháo gỡ được các vướng mắc khó khăn cho các dự án tại TP HCM. Theo ông Tú, doanh nghiệp của ông chỉ vì thay đổi từ 100% vốn Nhà nước sang thành công ty cổ phần, khác tên gọi mà dự án đã triển khai tới phần hầm thì bị "treo" suốt 4 năm, không được cấp phép xây dựng tiếp, chi phí lãi vay cho dự án từ 100 tỉ đồng đã đội lên 146 tỉ đồng. 

"Nếu không tháo gỡ, chúng tôi không bán được sản phẩm để thu tiền về thì khoản nợ vay sẽ thành nợ xấu. Còn nếu vướng mắc tháo gỡ, doanh nghiệp bán được nhà, đơn vị thi công có việc làm, doanh nghiệp vật liệu bán được hàng, ngân hàng không bị nợ xấu, thị trường chắc chắn sẽ tốt lên rất nhiều" - ông Tú cho biết.

>>Nghị quyết 33 vừa ban hành sẽ "hồi sinh" thị trường bất động sản?

Trong khi đó, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng các giải pháp của Chính phủ là cần thiết nhưng khó thực hiện. Như gói tín dụng 120.000 tỉ đồng không phải là gói hỗ trợ của Chính phủ mà là nguồn vốn kinh doanh của 4 ngân hàng thương mại, lãi suất cho vay thả nổi và chỉ thấp hơn 1,5%-2%/năm so với lãi suất bình quân của thị trường. Điều này vô tình tạo ra rào cản đối với người xây và mua nhà giá thấp.

Trong khi đó, việc khoanh nợ, giãn nợ thực chất là việc làm thường xuyên của các ngân hàng. Khi doanh nghiệp bất động sản hay bất cứ doanh nghiệp nào gặp khó khăn, ngân hàng luôn xem xét doanh nghiệp đó có khả năng vượt qua hay không rồi cho vay mới để tiếp tục hoạt động nhằm có thu nhập trả nợ cũ và nợ mới, nếu không khoản vay rơi vào nợ xấu và ngân hàng sẽ lãnh đủ. 

Hay việc Chính phủ cho phép gia hạn, hoán đổi thanh toán trái phiếu bằng tài sản khác chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu mới, còn các trái phiếu đã đến hạn thanh toán, doanh nghiệp rất khó thuyết phục nhà đầu tư hoán đổi phương thức thanh toán. Vì có thể trái chủ chỉ mong sớm thu hồi vốn.

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, giải pháp trước mắt là Chính phủ có thể ban hành quy định trong vòng 2 năm, trái chủ không yêu cầu tòa án công bố doanh nghiệp chưa thanh toán trái phiếu phá sản. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng cho những đơn vị phát hành trái phiếu nghiêm chỉnh. Khi đó, doanh nghiệp mới có thời gian tái cơ cấu, phát hành trái phiếu mới tiếp tục hoạt động, tích lũy nguồn thu để trả nợ.

"Ngoài ra, để "phá băng" bất động sản thông qua kế hoạch phát triển NƠXH, Chính phủ cần tính đến gói cho vay cố định lãi suất thấp trong nhiều năm. Khi đó, doanh nghiệp đầu tư xây dựng lẫn người mua nhà mới có động lực tham gia chương trình NƠXH, tạo sức bật cho thị trường bất động sản phát triển bền vững"- ông Hiếu đề xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghị quyết 33 có sớm khơi thông "điểm nghẽn" tín dụng, trái phiếu? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713508452 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713508452 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10