Nghị quyết 41-NQ/TW: Định hướng không hình sự hoá quan hệ kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Chính trị đã đưa ra quan điểm và bây giờ định hướng không hình sự hoá quan hệ kinh tế, mà phải bổ sung các chế tài phù hợp để xử lý vi phạm.

>>Nghị quyết 41-NQ/TW: Nâng tầm khát vọng!

Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh đến cụm từ “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế” tại Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát  huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, chiều 18/10.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công.

Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, trên thế giới, kinh tế thị trường các nước đang áp dụng cách thức quản lý “không hình sự hoá quan hệ kinh tế”. “Khi xử lý sai phạm kinh tế bằng chế tài kinh tế thì tổn thất xã hội sẽ thấp hơn rất nhiều so với xử lý bằng biện pháp hình sự”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nói.

Hình sự hoá sẽ gây phản ứng tiêu cực

Đơn cử, một vụ án hay một doanh nhân nếu chỉ vì quan hệ kinh tế mà bị hình sự hoá sẽ gây phản ứng rất tiêu cực. Đó là, doanh nghiệp có thể bị “sụp đổ”, người lao động mất việc làm, nhà nước thất thu ngân sách.

Có những doanh nghiệp trong một hệ sinh thái hình sự hoá thì cả hệ sinh thái đó bị ảnh hưởng, thậm chí cả một ngành bị ảnh hưởng. Còn một khía cạnh khác ít được nhắc đến khi bị hình sự hoá, đó là tinh thần kinh doanh cũng bị suy sụp.

Đây là lý do nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp Việt Nam không “dám” lớn. Như chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên đã từng nói, ở Việt Nam có một nghịch lý, đó là kinh tế phát triển nhưng doanh nghiệp lại không “dám” lớn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp Việt không “dám” hoặc không “thích” lớn theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công là do ở đâu đó còn có cách xử lý không phù hợp với mong muốn của doanh nhân, doanh nghiệp, nhưng cũng không phù hợp với những quy tắc của kinh tế thị trường.

>>Nghị quyết 41-NQ/TW: Khởi đầu mới trong tình hình mới

>>Nghị quyết 41-NQ/TW: Thôi thúc xã hội có góc nhìn mới về đội ngũ doanh nhân Việt Nam

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát  huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, chiều 18/10.

Bộ Chính trị đã đưa ra quan điểm và bây giờ định hướng không hình sự hoá quan hệ kinh tế, mà phải bổ sung các chế tài phù hợp để xử lý vi phạm. “Tất nhiên, từ chủ trương định hướng cho đến khi đi được vào cuộc sống là cả một quá trình”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nói.

Theo ông Phạm Tấn Công, trước tiên, phải thể chế hoá. Sau thể chế còn phụ thuộc vào nhận thức của các cán bộ thực thi. Tiếp đó là áp lực từ xã hội sau khi hiểu vấn đề và không chấp nhận cách xử lý như vậy thì sẽ tạo áp lực ngược trở lại.

Do đó, để đi được vào cuộc sống có thể phải mất một vài năm. Nhưng khi đã có sự thay đổi nhận thức và quan điểm trong hệ thống chính trị thì trước sau gì điều này cũng sẽ xảy ra.

Cũng như trước đây chúng ta nói rằng, nhân dân được kinh doanh, khu vực kinh tế tư nhân được phát triển. Ban đầu chỉ là “hé mở”, nhưng theo thời gian sẽ có được sự phát triển lớn mạnh như ngày hôm nay.

“Do đó, đây là một bước tiến rất lớn trong quan điểm và sẽ tạo ra quan điểm rất lớn trong xã hội về lâu dài. Nghị quyết 41 ra đời không phải chỉ trong vòng 1 hay 2 năm mà cho 10 hoặc 20 năm tới để tạo ra sự chuyển biến sâu rộng trong xã hội, trong cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp của chúng ta”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công bày tỏ.

Bổ sung hai chữ “chiến lược”

Nhấn mạnh đến vấn đề quan trọng nhất trong nhóm nhiệm vụ phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết Nghị quyết 41 yêu cầu ban hành chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân quốc gia, ngành, địa phương.

Bộ Chính trị đã đưa ra quan điểm và bây giờ định hướng không hình sự hoá quan hệ kinh tế, mà phải bổ sung các chế tài phù hợp để xử lý vi phạm.

Bộ Chính trị chỉ quy định ngắn gọn nhưng khối lượng công việc là “khổng lồ”. .

Trước đây Nghị quyết 09 có nêu “phải có chiến lược quốc gia phát triển đội ngũ doanh nhân”. Nhưng sau 12 năm nhìn lại chúng ta vẫn chưa có được chiến lược nào. Đội ngũ doanh nhân vẫn “hồn nhiên” ra đời, “hồn nhiên” phát triển.

Có doanh nghiệp phát triển tốt, nhưng cũng có không ít doanh nghiệp “lầm đường lạc lối” đi vào ngõ cụt khiến doanh nghiệp “sụp đổ”. Thậm chí, có những doanh nghiệp vướng vào vòng “lao lý”. Điều này thể hiện doanh nghiệp Việt chưa có bản sắc.

Nghị quyết 41 đã “bổ sung” thêm 2 chữ “chiến lược”. Ở đây không còn “chung chung” mà yêu cầu ban hành chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân quốc gia, ngành, địa phương. Yêu cầu này “đắt hơn vàng”, vì thứ nhất phải ban hành chiến lược. Thứ hai, mỗi cấp quốc gia, ngành, địa phương phải ban hành chiến lược.

Bộ Chính trị chỉ quy định ngắn gọn nhưng khối lượng công việc là “khổng lồ”. Vì sau Nghị quyết này, Chính phủ phải có một chương trình ở cấp quốc gia. Các Bộ trưởng cũng phải “suy nghĩ’ xem ngành mình phát triển như thế nào để đội ngũ doanh nhân ngành mình lớn lên. 63 tỉnh, thành phải có chiến lược phát triển doanh nhân của tình mình, không được “buông thả” tự phát như trước đây.

Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát  huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, chiều 18/10.

Như vậy, chúng ta sẽ có hàng chục thậm chí hàng trăm chiến lược phát triển các cấp khác nhau. Chắc chắn VCCI sẽ phải cùng Chính phủ xây dựng chương trình quốc gia. “Tầm quan trọng của Nghị quyết 41 ảnh hưởng đến nội dung hoạt động VCCI là ở đây”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh.

Vẫn theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, ở nhóm nhiệm vụ này còn có chính sách đột phá, hình thành phát triển doanh nghiệp, dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn có vai trò dẫn dắt. Lần đầu tiên trong Nghị quyết và trong các văn kiện của Đảng nhắc đến khái niệm “doanh nghiệp dân tộc”. Tức là, doanh nghiệp quốc gia, doanh nghiệp của Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI là quan trọng, nhưng Bộ Chính trị nhận diện doanh nghiệp dân tộc mới là vấn đề lớn, đây là lực lượng để chúng ta xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ chứ không phải doanh nghiệp FDI. Do đó, cùng với việc triển khai Nghị quyết 41, Bộ Chính trị yêu cầu gắn với việc triển khai xây dựng đội ngũ doanh nhân với việc phát triển doanh nghiệp dân tộc và yêu cầu có chính sách đột phát để phát triển.

“Cách đây hơn 10 năm đã có yêu cầu phải phát triển các tập đoàn tư nhân, ngày hôm nay chúng ta đã có nhiều tập đoàn tư nhân, còn bây giờ là tinh thần dân tộc, xây dựng một cộng đồng doanh doanh nghiệp dân tộc”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công chia sẻ.

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI: Thể chế hoá các chương trình cụ thể

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng.

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng.

Những câu từ trong Nghị quyết 41 đều được lựa chọn rất kỹ từ 63 báo cáo tổng kết của 63 tỉnh uỷ, thành uỷ, 22 bộ, ngành, cơ quan trung ương và 4 toạ đàm khoa học, 2 hội thảo quốc gia và nhiều chương trình nghiên cứu khác mà chúng ta có được, để sau đó mạnh dạn đề xuất ban hành Nghị quyết mới và Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết mới.

Để Nghị quyết đi vào cuộc sống, chúng ta cần phải thể chế hoá các chương trình, thể chế hoá các bước, thể chế hoá thời gian cũng như khó khăn, vướng mắc cụ thể. Bên cạnh đó, phải có thứ tự ưu tiên triển khai công việc thể chế hoá chương trình hành động đến từng chi bộ, từng đơn vị để sớm có được kết quả.

Ông Nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Công đoàn VCCI, Trưởng Ban Tài chính VCCI: Nỗ lực triển khai nhanh Nghị quyết 41

Chủ tịch Công đoàn VCCI Nguyễn Anh Đức.

Ông Nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Công đoàn VCCI, 
Trưởng Ban Tài chính VCCI

Chúng tôi sẽ nỗ lực triển khai nhanh Nghị quyết 41 để phổ biến trong nội bộ cán bộ chủ chốt cũng như đảng viên trong hệ thống cấp uỷ của VCCI trong thời gian tới.

Với cương vị là Ban chuyên môn của Ban Tài chính VCCI, tôi nhận thấy đây là một cơ hội mở ra rất nhiều cho chúng tôi có thể bám sát vào các đề án, dự án trong thời gian tới, như việc bố trí nguồn lực để triển khai.

Đối với các nhiệm vụ đang được giao cho Đảng đoàn VCCI, chúng ta sẽ triển khai các đơn vị với chức năng, nhiệm vụ phù hợp của mình được giao và sẽ triển khai và thực hiện đề án. Chúng tôi sẽ phối hợp các ban, đơn vị để thời gian tới sẽ thực hiện hoá Nghị quyết 41.

Ông Đỗ Đình Hiệu, Bí thư Chi bộ Chi nhánh VCCI Thanh Hoá, Giám đốc VCCI Thanh Hoá: Mong muốn sớm có chương trình hành động

Ông Đỗ Đình Hiệu, Bí thư chi bộ chi nhánh VCCI Thanh Hoá.

Ông Đỗ Đình Hiệu, Bí thư Chi bộ Chi nhánh VCCI Thanh Hoá,
Giám đốc VCCI Thanh Hoá

Chúng tôi đã thấm nhuần tinh thần Nghị quyết 41 và cũng nhận thấy được những điểm tựa rất vững vàng để có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn. VCCI chi nhánh Thanh Hoá mong muốn VCCI thông qua Nghị quyết 41 sẽ có những chương trình hành động cụ thể cho các VCCI địa phương.

Đặc biệt, Chính phủ sẽ có những kế hoạch, chương trình cụ thể để có được nhiều chương trình, hoạt động hướng tới hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, hướng tới hoạt động của chi nhánh, đảm bảo cho hệ thống bộ máy của VCCI mạnh mẽ hơn, đóng góp được nhiều hơn nữa cho việc phát triển cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước nói chung, và tham mưu được cho Đảng, cho Chính phủ nhiều chủ trương, đường lối, chính sách hơn nữa để xây dựng một hệ sinh thái cũng như một cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp mạnh mẽ nói riêng.

 

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghị quyết 41-NQ/TW: Định hướng không hình sự hoá quan hệ kinh tế tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714696278 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714696278 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10