Văn hoá là trục xuyên tâm để doanh nghiệp phát triển bền vững

Bài và ảnh: NGUYỄN VIỆT 15/05/2024 03:01

Văn hoá kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không chỉ là yếu tố quyết định thành công mà còn là nền tảng để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển bền vững.

 >>Tư tưởng Hồ Chí Minh và sứ mệnh của doanh nhân Việt

Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch Công ty CP Shinec chia sẻ tại Diễn đàn “Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hóa kinh doanh”, chiều 14/5.

Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch Công ty CP Shinec.

Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch Công ty CP Shinec.

Theo ông Phạm Hồng Điệp, việc áp dụng những nguyên tắc và giá trị mà Bác Hồ đã truyền đạt sẽ giúp mỗi doanh nghiệp không chỉ đạt được thành công kinh doanh mà còn góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng chung của xã hội và đất nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là một di sản vô cùng quý báu, đã và đang định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

“Đặc biệt, tư tưởng của Người về văn hóa doanh nghiệp, trong đó có văn hoá kinh doanhvăn hoá kinh doanh có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân trong thời kỳ hội nhập, trở thành chìa khoá vàng để thúc đẩy và xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh của doanh nghiệp”, ông Phạm Hồng Điệp khẳng định.

Chia sẻ về việc vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Shinec, theo ông Phạm Hồng Điệp Shinec coi văn hoá doanh nghiệp là trục xuyên tâm để phát triển bền vững. Rút ra bài học từ tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá kinh doanh, Shinec tin rằng văn hóa kinh doanh có đạo đức là nền tảng của sự phát triển bền vững.

“Từ văn hoá kinh doanh trung thực và có đạo đức, chúng tôi đã xây dựng nên văn hoá doanh nghiệp riêng của chính mình”, ông Phạm Hồng Điệp nói.

Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp có thể được hình thành từ khi doanh nghiệp mới thành lập. Nhưng qua quá trình hoạt động, văn hoá kinh doanh cần được điều chỉnh để phù hợp với thực tế của xã hội, nhưng luôn gắn với 4 yếu tố cốt lõi theo như tư tưởng Hồ Chí Minh.

Shinec đã có gần 23 năm xây dựng và phát triển trên nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp tàu thuỷ, đến phát triển và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. Dù trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào, Shinec cùng đều luôn lấy yếu tố đặt lợi ích của đối tác, bạn hàng lên hàng đầu. Nhờ đó, Shinec đã đạt được nhiều bước tiến lớn, đặc biệt là trong lĩnh lực đầu tư và kinh doanh hạ tầng.

“Tại Shinec, việc đặt lợi ích của đối tác, bạn hàng còn phải được lồng ghép với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Do đó, ngay từ khi bắt tay xây dựng khu công nghiệp đầu tiên của Shinec là KCN Nam Cầu Kiền tại Hải Phòng, chúng tôi đã muốn xây dựng nơi đây thành mô hình điểm, thành khu công nghiệp sinh thái kiểu mẫu phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn”, ông Phạm Hồng Điệp nhấn mạnh.

Thảo luận tại diễn đàn, ThS. Nguyễn Khắc Hiếu, Học viện Chính trị khu vực II - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng mỗi doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp mình trên nền nhận thức và hiểu biết chung về văn hóa.

>>Doanh nhân cần tạo ra giá trị đích thực cho xã hội

>>VCCI-HCM khai giảng chương trình Giám đốc Điều hành doanh nghiệp – CEO 4.0 khóa 1 năm 2024

ThS. Nguyễn Khắc Hiếu, Học viện Chính trị khu vực II - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

ThS. Nguyễn Khắc Hiếu, Học viện Chính trị khu vực II - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

“Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, mà điều có ý nghĩa quan trọng là phát huy và thực hành dân chủ, quản lý dân chủ”, ThS. Nguyễn Khắc Hiếu nói.

Theo Hồ Chí Minh, dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Mà sáng tạo của con người tức là văn hóa. Những sáng kiến đó được áp dụng và khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái. Và khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái thì khuyết điểm cũng bớt dần.

“Văn hóa doanh nghiệp hiện nay cần chú trọng văn hóa đạo đức, nhất là đạo đức của người lãnh đạo cần có, là cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, nêu cao ý thức trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, ThS. Nguyễn Khắc Hiếu bày tỏ.

Xây dựng lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao là một cách tiếp cận về văn hóa doanh nghiệp trong tình hình hiện nay.

Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng triết lý doanh nghiệp của mình như là nét riêng, bản sắc của doanh nghiệp. Bảo vệ và cải thiện môi trường vừa là văn hóa doanh nghiệp, vừa là phát triển bền vững.

Trong văn hóa doanh nghiệp thì văn hóa doanh nhân là hạt nhân. Bởi, con người là gốc của doanh nghiệp. Mọi việc đều do người làm ra. Mọi sự thành bại của doanh nghiệp đều do doanh nhân tốt hay kém. Gắn với văn hóa doanh nhân là văn hóa quản lý, văn hóa pháp luật, văn hóa kinh doanh, văn hoá trong tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị- xã hội của doanh nghiệp.

“Đây là những vấn đề lớn, cần được nghiên cứu, khai thác sâu hơn, rộng hơn và cần có nhiều thời gian hơn”, ThS. Nguyễn Khắc Hiếu nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI-HCM khai giảng chương trình Giám đốc Điều hành doanh nghiệp – CEO 4.0 khóa 1 năm 2024

    19:07, 13/05/2024

  • Triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW: VCCI hỗ trợ hình thành đội ngũ doanh nhân đầu ngành

    11:30, 10/05/2024

  • Chủ tịch VCCI: PCI, PGI 2023 phản ánh những nỗ lực tích cực của chính quyền

    14:27, 09/05/2024

  • Đoàn công tác VCCI thăm và tặng quà tại huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1

    07:03, 29/04/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Văn hoá là trục xuyên tâm để doanh nghiệp phát triển bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO