Nghị quyết của Bộ Chính trị về cách mạng 4.0 ban hành mới đây đã chỉ ra, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thời gian gần đây, nhiều chuyên gia về nhân lực quốc tế đã đánh giá, hệ thống đào tạo của Việt Nam hiện mới chỉ thiên về hàn lâm, thiếu hẳn các kỹ năng cần thiết cho công việc như kỹ năng mềm và khả năng học hỏi.
Việc các doanh nghiệp sử dụng quá nhiều lao động giá rẻ và không cần trình độ cũng dẫn tới hệ quả, người lao động không có động lực học hỏ... khiến việc chuyển đổi nhân lực chất lượng cao của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, ông Simon Matthews, Tổng giám đốc Manpower Group Việt Nam, Thái Lan và Trung Đông khẳng định, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng chuyển đổi số, sẽ có khoảng 45% công việc bị thay thế một phần bởi máy móc và 5% công việc bị thay thế toàn bộ bởi con người. Đây cũng là lời cảnh báo về vấn đề nhân lực đối với Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
11:04, 28/09/2019
04:15, 13/09/2019
04:19, 10/09/2019
07:17, 05/09/2019
05:01, 21/08/2019
07:56, 08/08/2019
06:55, 17/09/2019
08:15, 29/08/2019
07:35, 01/07/2019
Bên cạnh những tác động to lớn mà kinh tế số đem lại thì cũng có nhiều thách thức được đặt ra đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động và thị trường lao động. Hệ thống tự động hóa sẽ thay thế dần lao động thủ công trong toàn bộ nền kinh tế.
Đồng thời, sự chuyển dịch từ nhân công sang máy móc sẽ gia tăng sự chênh lệch giữa lợi nhuận trên vốn và lợi nhuận với sức lao động, điều này sẽ tác động đến thu nhập của lao động giản đơn và gia tăng thất nghiệp.
Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) có đến 86% lao động cho các ngành dệt may và giày dép của Việt Nam có nguy cơ cao mất việc làm dưới tác động của những đột phá về công nghệ do cuộc cách mạng chuyển đổi số. Trong khi, các ngành như dệt may, giày dép đã tạo ra số lượng lớn việc làm trong nước.
Số lượng công việc cần lao động chất lượng cao ngày càng gia tăng, trong khi thứ hạng chỉ số lao động có chất lượng của Việt Nam còn đứng ở vị trí thấp. Ví dụ điển hình là ngành Công nghệ thông tin. Theo các bản báo cáo của Vietnamworks, đến cuối năm 2018, ngành Công nghệ thông tin Việt Nam thiếu hụt khoảng 70.000 người và đến năm 2020 sẽ là 500.000 người.
Chính vì vậy, Nghị quyết của Bộ Chính trị đặc biệt quan tâm tới vấn đề nhân sự và chất lượng nguồn nhân lực. Nghị quyết đã yêu cầu, rà soát tổng thể, thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu.
Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; lấy đánh giá của doanh nghiệp làm thước đo cho chất lượng đào tạo của các trường đại học trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số.