Chiến lược phát triển nhà giá thấp do Bộ Xây dựng đang chủ trì muốn thành công phải có sự vào cuộc chung tay của nhiều cơ quan từ Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đến doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy hiện nay nhu cầu nhà ở nói chung và nhà ở chung cư giá thấp là rất cao. Đối với khái niệm nhà giá thấp cũng cần làm rõ, nếu như quan điểm của chúng ta là nhà ở giá thấp trước đây phải dưới 20 triệu đồng/m2 thì hiện nay phải xác định lại. Thực tế, nhà giá thấp tại Hà Nội, TP HCM và các đô thị lớn khác cũng phải 25-30 triệu đồng/m2 thì doanh nghiệp mới có thể làm được.
Rõ ràng, nhà giá thấp là một bài toán khó cho các doanh nghiệp vì hiện nay các cấu phần chi phí đầu vào đang tăng cao từ giá đất, giá vật liệu xây dựng, nhân công, lãi suất,… Chẳng hạn các vật liệu như sắt, thép vừa qua tăng liên tục, từ khoảng 2 tháng nay đã tăng khoảng 15-20% khiến giá xây dựng tăng theo. Đối với giá đất, chúng ta nói giá đất chưa tăng nhưng hệ số K tại mỗi địa phương thì cứ 3 tháng là thay đổi cho nên thực chất giá đất đã tăng.
Tất cả các yếu tố tạo nên giá nhà như chi phí giá đất, vật liệu, nhân công… đã và đang tăng, kéo giá nhà tăng theo.
Do đó, trong bối cảnh mặt bằng giá mới của BĐS nói chung và phân khúc nhà chung cư nói riêng gần như đã được hình thành và được thị trường chấp nhận hiện nay thì Chiến lược nhà giá thấp mà Bộ Xây dựng đang chủ trì triển khai là một thách thức không nhỏ mà để làm được việc này phải có sự vào cuộc của nhiều cơ quan.
Đầu tiên là ở góc độ Chính phủ, Bộ Xây dựng, các cơ quan quản lý khi xây dựng chiến lược này cần nghiên cứu thật kỹ, bám sát thực tiễn để cân nhắc đưa ra những cơ chế thực sự khả thi, cụ thể, rõ ràng. Các cơ chế chính sách phải trả lời ngay được những câu hỏi cơ bản như: Cấp đất cho dự án nhà ở giá thấp như thế nào nào? Giá đất quy định là bao nhiêu? Điều kiện về tín dụng như thế nào?… và quan trọng không kém là nó phải phù hợp với nhu cầu, đảm bảo lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp.
Thứ hai, khi đã có được cơ chế, chính sách phù hợp thì sự vào cuộc của các cơ quan, đặc biệt UBND các tỉnh thành là vô cùng cần thiết. Thực tế, triển khai dự án quan trọng nhất là cấp dự án và cấp đất vì nó thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh, thành. Đây là cấp hành chính quyết định các cơ chế chính sách được vận dụng ra sao, có được cụ thể hóa tốt hay không?
Thứ ba, khi đã có những chính sách tốt, các địa phương vào cuộc ủng hộ thì sự tham gia của các doanh nghiệp cũng khá quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược xây dựng nhà giá thấp hiện nay. Thực tế cho thấy, việc phát triển nhà ở xã hội thời gian qua, dường như doanh nghiệp mạnh không mấy mặn mà, họ thích các dự án sinh lời cao.
Như vậy, doanh nghiệp làm nhà giá thấp lại là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí yếu. Do đó, chúng ta cần có chính sách “lôi kéo” các doanh nghiệp có đủ lực để triển khai các dự án nhà ở giá thấp đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Có thể bạn quan tâm
Bất động sản kỳ vọng “làn gió mới”
00:11, 27/02/2021
Bất động sản miền Trung chớp cơ hội vàng
07:00, 26/02/2021
BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN TỪ 15-20/2: Sửa gấp Luật đất đai 2013
05:30, 21/02/2021
BẤT ĐỘNG SẢN 2021: Năm của sự chủ động, linh hoạt thích ứng
05:00, 19/02/2021
Năm 2021, cẩn trọng “đu” sóng bất động sản vùng ven
11:00, 20/02/2021
Giá bất động sản ở Việt Nam đang ở đâu so với khu vực?
14:58, 18/02/2021
DỰ CẢM BẤT ĐỘNG SẢN 2021: Vượt qua thách thức
06:30, 17/02/2021
Doanh nghiệp bất động sản né bảo lãnh ngân hàng: Cần chế tài chặt chẽ
05:00, 11/02/2021