Ngoại giao: Bệ phóng giúp Triều Tiên "lột xác"

Cẩm Anh 10/01/2019 11:10

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã đưa ra một cảnh báo ngầm cho Tổng thống Trump bằng chuyến thăm bất ngờ tới Trung Quốc trong tuần này

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang có những toan tính ngầm trong bước đi ngoại giao

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang có những toan tính ngầm trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

Theo đó, ông Kim có các lựa chọn khác để bình thường hóa kinh tế và ngoại giao nếu việc nối lại quan hệ hữu nghị của họ thất bại. Có những hoài nghi từ cả hai phía về sự chân thành và cam kết của nhau đối với việc cải thiện mối quan hệ song phương.

Trong bối cảnh đó, ông Kim Jong-un đã cùng vợ và các quan chức đến Bắc Kinh vào thứ ba cho cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ tư với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong vòng chưa đầy một năm. 

Chuyến thăm lần này cũng trùng vào sinh nhật thứ 35 của ông Kim, và đây cũng là chuyến công du dài nhất của ông. Điều này giống như việc ông Kim và Chủ tịch Tập đã chọn một ngày để nhấn mạnh những thông điệp của họ tới Tổng thống Trump một cách mạnh mẽ nhất. 

Có thể bạn quan tâm

  • Mối quan hệ Mỹ - Triều - Trung: "Kiềng ba chân" không vững?

    11:00, 09/01/2019

  • Nóng: Ông Kim Jong - un bất ngờ thăm Trung Quốc!

    11:45, 08/01/2019

  • Kinh tế Trung Quốc định hình tăng trưởng chung Châu Á?

    06:00, 04/01/2019

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang cho biết đây chỉ là sự trùng hợp. Trung Quốc có một lịch trình ngoại giao dày đặc và phong phú, vì vậy không thể tránh khỏi các sự kiện đôi khi trùng lặp. "Duy trì những hoạt động trao đổi thân thiện là rất bình thường đối với chúng tôi", quan chức này nói.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng có một ý nghĩa sâu sắc hơn trong chuyến thăm của ông Kim vào thứ ba vừa qua. Ông Kim Jong-un không cảm thấy tự tin về hội nghị thượng đỉnh thứ hai của mình với Tổng thống Trump, vì vậy ông ấy đang cố gắng thân thiết hơn với người đồng cấp Trung Quốc.

Điều này gửi một thông điệp tới Mỹ rằng, ngay cả khi Mỹ không hợp tác, ngay cả khi họ duy trì các biện pháp trừng phạt kinh tế, Triều Tiên vẫn có thể phát triển với sự hỗ trợ của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Hội nghị Thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ đã mang lại cho ông Kim cái nhìn rất khác

Bên cạnh đó, Hội nghị Thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ đã mang lại cho ông Kim cái nhìn rất khác

Trên thực tế, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã nói rất nhiều trong bài phát biểu vào ngày đầu năm mới. Theo đó, nếu Mỹ không giữ lời hứa mà họ đưa ra trước toàn thế giới và cố gắng đơn phương thực thi một điều gì đó đối với chúng tôi và nhất quyết áp đặt các biện pháp trừng phạt và áp lực đối với nền kinh tế của Triều Tiên và buộc đất nước này phải tìm một cách mới để bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Lời đe dọa này có thể được hiểu theo hai cách, Triều Tiên có thể quay lại tích cực phát triển chương trình vũ khí hạt nhân hoặc có thể tìm các quốc gia khác để hợp tác.

Về phần mình, Chủ tịch Tập Cận Bình mong muốn đạt được tiến triển trong việc giải quyết cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.

Tranh chấp đã leo thang trong chín tháng và trong thời gian đó nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Các nhà kinh tế dự đoán tốc độ tăng trưởng sẽ giảm xuống còn khoảng 6% trong năm nay, mức chậm nhất kể từ năm 1990.

Việc nhắc nhở ông Trump rằng mình có thể hữu ích khi nói đến việc đối phó với Triều Tiên có thể là cách để ông Tập đàm phán được một thỏa thuận thương mại tốt hơn, các nhà phân tích nói.

Và điều này có thể làm suy yếu đòn bẩy áp lực của Mỹ đối với Triều Tiên và làm cho Mỹ lo lắng. Washington không thích nhìn thấy Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ hơn với Triều Tiên và qua đó tăng thêm tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Tuy nhiên, chính tổng thống Mỹ là người đầu tiên tạo điều kiện cho kết nối này. Trong những ngày đầu của cuộc chiến thương mại, Tổng thống Trump liên tục đề xuất rằng thuế quan có thể được áp đặt lên Trung Quốc nếu nước này không làm mọi thứ trong khả năng của mình để kiềm chế người láng giềng.

Việc có hơn 90% thương mại của Triều Tiên là với Trung Quốc, hoặc đi qua nước này, đã mang lại cho Chủ tịch Tập đòn bẩy rất lớn.

Triều Tiên từ lâu đã không hài lòng với ảnh hưởng của Trung Quốc và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào nước láng giềng bằng cách đa dạng hóa thị trường trong bối cảnh bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt.

Mỹ đã bắt đầu cuộc chiến thương mại và đã sử dụng mọi biện pháp có thể để đưa Trung Quốc vào tình thế khó khăn và kiềm chế họ. Chuyên gia Xuan Dongri, Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Bắc Á tại Đại học Yanbian -Trung Quốc, cho biết: “Trong bối cảnh này, thật tốt khi Trung Quốc có một người bạn như Triều Tiên để đương đầu với Mỹ”.

Là một nhà lãnh đạo trẻ một mình đối phó với Mỹ, ông Kim cũng cần một quốc gia như Trung Quốc để đưa ra lời khuyên. Đã có rất ít tiến triển về thỏa thuận mơ hồ mà Tổng thống Trump và Kim Jong-un đã ký tại Singapore, trong đó đơn giản như việc kêu gọi “phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên Bán đảo Triều Tiên”.

Sau thời điểm đó, Triều Tiên chưa thực hiện thêm bất kỳ bước đi nào để từ bỏ vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa tầm xa và liên tục khẳng định rằng đó là một quá trình được tiến hành từng bước.

Nhưng chính quyền Trump nói rằng họ sẽ không dỡ bỏ bất kỳ lệnh trừng phạt nào cho đến khi Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngoại giao: Bệ phóng giúp Triều Tiên "lột xác"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO