"Ngoại giao ngũ cốc" - quân bài mới của Nga tại châu Phi

TRƯỜNG ĐẶNG 24/07/2023 04:00

Với động thái tấn công vào ngành ngũ cốc của Ukraine mới đây, Nga không chỉ khiến Kiev lo lắng, mà còn khiến các nước ở tận Nam Bán cầu cũng đứng ngồi không yên.

Một loạt các quốc gia châu Phi giờ phải trông chờ vào nguồn cung lương thực từ Nga

Một loạt các quốc gia châu Phi giờ phải trông chờ vào nguồn cung lương thực từ Nga

Nhiều chuyên gia cho rằng, với việc chặn nguồn cung ngũ cốc của Ukraine, Nga gần như đang độc chiếm lĩnh vực này và khiến các quốc gia Nam bán cầu, đặc biệt là châu Phi, phải phụ thuộc nhiều hơn vào “chính sách ngoại giao ngũ cốc” của Moscow.

Củng cố lại ảnh hưởng ở châu Phi

Cho tới nay, hầu hết các chính phủ châu Phi đều không lên tiếng phản đối Moscow xung quanh vấn đề lương thực Ukraine. Thay vì chỉ trích Moscow, phần lớn các nhà lãnh đạo châu Phi giữ im lặng khi họ chuẩn bị tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ hai, dự kiến được tổ chức tại St. Petersburg từ ngày 27 - 28/7 tới.

>>Đồng minh cũng "quay lưng" với Ukraine về vấn đề lương thực

Lý do quan trọng, ngoài việc cần Nga để cân bằng trong quan hệ với phương Tây, các nước Phi châu cũng phụ thuộc vào Nga trong  vấn đề an ninh lương thực. Nga vẫn là quốc gia sản xuất ngũ cốc nhiều nhất thế giới, giúp nước này hoàn toàn tự chủ trong kiểm soát giá cả và nguồn cung lương thực trọng yếu toàn cầu.

Các động thái nhắm vào nền nông nghiệp Ukraine mới đây càng làm trầm trọng thêm tình hình. Sau khi hủy bỏ hiệp ước hôm 17/7, Moscow đã tiến hành các vụ tấn công vào các cảng Odesa và Chornomorsk của Ukraine - hai cơ sở xuất khẩu ngũ cốc quan trọng - làm hư hại cơ sở hạ tầng và phá hủy khoảng 60.000 tấn ngũ cốc.

Với diễn biến mới, các nhà lãnh đạo châu Phi hiểu rằng họ sẽ phụ thuộc vào Nga hơn bao giờ hết để nuôi sống hàng triệu người dân đứng trước nguy cơ thiếu lương thực.

Ông Shaswat Saraf, Giám đốc khu vực Đông Phi của Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC) cho biết, đối với các quốc gia thiếu lương thực ở vùng Sừng châu Phi, giá cả chỉ tăng nhẹ cũng có thể gây ra thảm họa.

Lương thực ngày càng trở thành vấn đề cấp bách trong bối cảnh chiến sự vẫn diễn ra ác liệt

Lương thực ngày càng trở thành vấn đề cấp bách trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine vẫn diễn ra ác liệt

Sản lượng ngũ cố trong nước giảm trong bối cảnh chiến sự Nga- Ukraine kéo dài và hạn hán nghiêm trọng, khiến khu vực châu Phi ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực và viện trợ lương thực. Do đó, giá lương thực cao hơn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến khu vực này. Trước mắt, IRC và các tổ chức nhân đạo khác sẽ buộc phải giảm số lượng người nhận viện trợ, hoặc giảm giá trị hàng hóa.

Tiềm ẩn những nguy cơ rạn nứt

Tại Nam bán cầu, ảnh hưởng của Moscow là đáng kể. Không chỉ có Wagner đóng vai trò nhà cung cấp các dịch vụ an ninh cho các chính phủ châu Phi, Nga cũng thường xuyên hỗ trợ bán rẻ hoặc cho không nhiều chuyến hàng lương thực và vật tư nông nghiệp khác.

Không chỉ lương thực, Nga sẵn sàng hào phóng tặng cho các quốc gia châu Phi, như Malawi và Keyna, những chuyến tàu chở phân bón để cải thiện tình trạng trồng trọt yếu kém ở nơi đây. Chính vì lẽ đó, hình ảnh của Nga tại đây khác xa so với ở châu Âu, tới mức Bộ trưởng Nông nghiệp Malawi Sam Dalitso Kawale phải nói rằng: “Một người bạn thực sự sẽ đến giúp đỡ khi bạn cần họ nhất. Và nước Nga vừa chứng minh điều đó với chúng tôi”.

Đặc biệt, xung quanh Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen vừa chấm dứt, Moscow chỉ ra rằng, không phải các nước châu Phi thiếu ăn, mà chính các nước giàu mới là bên hưởng lợi từ các lô hàng ngũ cốc của Ukraine. Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, có tới một phần tư số ngũ cốc và hạt có dầu được vận chuyển đến Trung Quốc, trong khi khoảng 18% đến Tây Ban Nha và 10% đến Thổ Nhĩ Kỳ.

>>Biến đổi khí hậu hé mở "lỗ hổng" an ninh lương thực Trung Quốc

Thế nhưng, các hành động trực diện nhằm phá hoại ngành nông nghiệp của Ukraine có thể sẽ khiến các nhà lãnh đạo châu Phi phải nhìn nhận lại động cơ của Moscow, theo các nhà phân tích.

Ông Christopher Fomunyoh, Giám đốc khu vực châu Phi tại Viện Dân chủ Quốc gia Hoa Kỳ cho rằng các quốc gia Châu Phi sẽ thấy rằng việc phá hủy cơ sở hạ tầng ở Odessa, phá hủy kho dự trữ, lúa mì và ngũ cốc ở Chornomorsk không phải chỉ để tiêu hao năng lực quân đội Ukraine, mà còn nhằm gây ra tình trạng khan hiếm và lạm phát giá cả lương thực vốn có lợi cho Nga.

Có thể bạn quan tâm

  • Đồng minh cũng

    Đồng minh cũng "quay lưng" với Ukraine về vấn đề lương thực

    04:00, 23/07/2023

  • Hé lộ

    Hé lộ "nhân tố bí ẩn" đang viện trợ cho Ukraine

    04:00, 22/07/2023

  • Tham nhũng trong viện trợ ở Ukraine - nỗi lo mới của Mỹ

    Tham nhũng trong viện trợ ở Ukraine - nỗi lo mới của Mỹ

    04:00, 21/07/2023

  • "Kế hoạch B" của Ukraine sau khi Nga phá vỡ thỏa thuận ngũ cốc

    04:00, 19/07/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Ngoại giao ngũ cốc" - quân bài mới của Nga tại châu Phi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO