Người đàn ông quyền lực đứng sau hãng sản xuất vắc xin COVID-19 của Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ tiên phong trong sử dụng công nghệ sinh học để làm thuốc đặc trị ung thư, nay ông Hồ Nhân tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm những liều vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên lên người tại Việt Nam.

Tốt nghiệp ngành y sinh tại Mỹ và theo đuổi đam mê nghiên cứu lĩnh vực dược bằng công nghệ sinh học, năm 2005, tiến sĩ Hồ Nhân về nước lập công ty và đến năm 2007 xây nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM với tổng đầu tư 40 triệu USD. Đến nay, công ty đã có 3 nhà máy chuyên sản xuất thuốc đặc trị viêm gan B và C, ung thư vú, đại trực tràng, ung thư máu...

Chỉ muốn làm việc để có kết quả tốt nhất

CEO Hồ Nhân lớn lên ở New York - Mỹ và có 20 năm nghiên cứu công nghệ sinh học ở nước ngoài trước khi về Việt Nam lập công ty sản xuất thuốc sinh học trị liệu. Ông có bằng tiến sĩ công nghệ sinh học tại đại học Arizona và luôn ấp ủ ước mơ lập công ty công nghệ sinh học của riêng mình.

Khi về Việt Nam định cư, ông mở một phòng thí nghiệm nhỏ tại quận Tân Phú, trước khi dời Nanogen về khu Công nghệ cao TP.HCM.

Từ tháng 2.2020, Công ty Nanogen đã bắt tay tìm hiểu nghiên cứu thuốc và vắc xin ngừa vi rút SARS-CoV-2, sau đó được Chính phủ chọn là một trong 4 doanh nghiệp nghiên cứu vắc xin ngừa dịch Covid-19 khi đại dịch bùng phát trên thế giới.

Ông Hồ Nhân (ở giữa) cho biết các loại thuốc sinh học đặc trị của công ty hiện đã được mở rộng thêm các sản phẩm điều trị bệnh thiếu máu, tăng bạch cầu để hỗ trợ bệnh nhân khi hóa trị, xạ trị, ghép tủy. Ảnh: Forbes Việt Nam

Ông Hồ Nhân (ở giữa) cho biết các loại thuốc sinh học đặc trị của công ty hiện đã được mở rộng thêm các sản phẩm điều trị bệnh thiếu máu, tăng bạch cầu để hỗ trợ bệnh nhân khi hóa trị, xạ trị, ghép tủy. Ảnh: Forbes Việt Nam

Đến giữa tháng 12.2020, sau nghiên cứu, sản xuất và thử hàng loạt trên con vật thành công, Bộ Y tế chính thức bấm nút cho phép thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 do Nanogen sản xuất trên người giai đoạn 1.

Trên thế giới, tính đến thời điểm Nanogen được phép thử nghiệm vắc xin lên người, có 11 vắc xin Covid-19 đang được thử nghiệm giai đoạn 3. Trong đó, vắc xin của hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) là sản phẩm đầu tiên hoàn tất thử nghiệm với hiệu quả đạt 95%; hãng Moderna (Mỹ) đang thử nghiệm giai đoạn cuối, hiệu quả 94,5%; Oxford/AstraZeneca hiệu quả 70 - 90% tùy liều tiêm 2 mũi hay 1,5 mũi, đang thử nghiệm giai đoạn cuối. Ngoài ra còn có vắc xin Sputnik V của Nga được công bố hiệu quả 95%, đã được quốc gia này phê duyệt, song chưa có nhiều thông tin chi tiết về việc thử nghiệm.

Tuy nhiên, khi chia sẻ về mình, ông bộc bạch: “Tôi không thích nói về mình, lười trả lời truyền thông, chỉ muốn làm việc để có kết quả tốt nhất, an toàn nhất cho người sử dụng thuốc của Nanogen”.

Với Nanogen, ông Nhân cho biết sản xuất vắc xin bằng kháng nguyên, tạo vi rút trong phòng thí nghiệm, tiêm vào cơ thể để tạo kháng thể, khác với một số hãng dược đang làm là sử dụng cấy đoạn gien vi rút trực tiếp vào người.

“Cách làm vắc xin bằng cấy gien trực tiếp nhanh hơn nhưng tính mạo hiểm cao hơn nhiều”, tiến sĩ Hồ Nhân nói và khẳng định, mục đích làm vắc xin ngừa Covid-19 là phải bảo vệ được 100% sức khỏe con người.

“Nhiệm vụ của người làm khoa học là phải làm thuốc bảo vệ được sức khỏe mạng sống của con người ở mức cao gần như tuyệt đối. Không thể tính theo phương án thống kê, mà phải có phương án tuyệt đối. Để đạt được tỷ lệ đó, Nanogen có 3 hướng làm thuốc và vắc xin ngừa Covid-19, đó là dùng thuốc nhỏ vào mắt, mũi và tiêm trực tiếp. Với trẻ nhỏ dưới 12 tháng, khó chịu nổi cơn sốc vì tiêm, sẽ cho nhỏ thuốc. Những người lớn trên 60 tuổi cũng vậy, dễ có một số bệnh nền, cũng dùng thuốc nhỏ dễ hơn. Quan trọng thuốc không có phản ứng phụ”, ông Hồ Nhân cho biết.

Chia sẻ thêm về quyết định làm vaccine, ông Hồ Nhân cho biết: “Làm dự án này gặp áp lực nhiều, bởi rất rủi ro!”. Công ty đang làm ăn bình thường, đùng một cái, bỏ hàng trăm tỉ đồng để mở rộng loạt nhà máy, mua trữ số lượng lớn chai, lọ, kim tiêm... vì khi cần đặt mua sẽ không kịp; rồi phải tập trung toàn bộ nguồn lực để làm vắc xin, chưa biết bán được hay không, nhưng phải sản xuất dự trữ từng lô nhỏ, mỗi loại vài ngàn sản phẩm để thử. 3 nhà máy chạy làm sản phẩm thử liên tục".

Ngoài Nanogen, vợ chồng ông Hồ Nhân và Hồng Vân còn là những thành viên của gia tộc sở hữu Sơn Kim, một tập đoàn kinh doanh đa ngành từ bất động sản, bán lẻ đến thời trang.

Những viên gạch đầu tiên của Sơn Kim bắt đầu từ giữa những năm 1950 khi doanh nghiệp tư nhân Đại Thành ra đời do ông ngoại của bà Hồng Vân điều hành. Sau đó, vào thập niên 90, bà Nguyễn Thị Sơn, mẹ bà Hồng Vân, làm Tổng giám đốc Legamex, một trong những công ty dệt may xuất khẩu quy mô lớn tại Việt Nam thời điểm đó.

Đến năm 1993, con trai của bà Sơn là ông Nguyễn Hoàng Tuấn sáng lập Sơn Kim. Công ty của gia đình bà Sơn bắt đầu phát triển các thương hiệu nội y, đồ ngủ, đồ mặc ở nhà bằng cách bắt tay liên doanh, nhận nhượng quyền thương hiệu với các đối tác Nhật Bản, Mỹ.

Song song với mảng thời trang, Sơn Kim cũng bắt đầu phát triển lĩnh vực bất động sản từ cuối những năm 90. Chính bà Nguyễn Thị Sơn là người đi đầu trong việc liên doanh với đối tác Hong Kong để xây dựng khu căn hộ cao cấp cho thuê đầu tiên tại TP.HCM vào năm 1996. Hiện danh mục dự án của Sơn Kim có đủ 3 phân khúc bất động sản nhà ở, văn phòng, nghỉ dưỡng.

Năm 2017, Sơn Kim bước vào cuộc đua trên thị trường bán lẻ khi liên kết với Tập đoàn GS của Hàn Quốc, mở chuỗi cửa hàng tiện lợi GS Retail ở Việt Nam. Trước đó vào năm 2012, tập đoàn này cũng bắt tay đối tác Hàn Quốc để triển khai VGS Shop - một kênh mua sắm trên truyền hình.

Hiện tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Sơn Kim có vốn điều lệ 637 tỷ đồng, do ông Nguyễn Hoàng Tuấn nắm giữ 99,7% cổ phần. Đây là công ty mẹ nắm giữ phần vốn góp ở các công ty con trong hệ sinh thái của Sơn Kim trong các lĩnh vực thời trang, bất động sản, bán lẻ.

5 người con của gia đình bà chủ Sơn Kim hiện theo đuổi những sự nghiệp khác nhau. Con cả Hồng Vân cùng chồng điều hành Nanogen. Ông Hoàng Tuấn là Chủ tịch Sơn Kim Group, Sơn Kim Land, Sơn Kim Mode. Ông Hoàng Anh, con trai thứ sáng lập công ty sản xuất trà, cà phê Golden Mountain. Người con thứ tư là bà Hồng Trang làm thành viên HĐQT Sơn Kim Mode. Con trai út Hoàng Lâm sáng lập thương hiệu thiết kế nội thất Duy Quân.

Ngoài ra, bà Hồng Vân cùng mẹ, em trai và một số thành viên khác trong gia đình còn góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Giáo dục Đông Nam Á (SEADI). Công ty này là chủ sở hữu trường THPT Duy Tân tại TP.HCM.

Nanogen đang kinh doanh ra sao?

Trong những năm gần đây, doanh thu của Nanogen không quá biến động. Riêng 2019, Nanogen đạt doanh thu cao nhất là 191 tỷ đồng, tăng 17% so với 3 năm trước đó.

Một số sản phẩm vắc xin phòng ngừa Covid-19 của Nanogen

Một số sản phẩm vắc xin phòng ngừa Covid-19 của Nanogen

Trong giai đoạn 2016 - 2019, Nanogen có mức biên lợi nhuận gộp hàng năm dao động 44% - 60%. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại có chiều hướng sụt giảm trong những năm gần đây.

Đặc biệt năm 2019, Nanogen báo lỗ đến 26 tỷ đồng khi biên lợi nhuận sụt giảm. Giai đoạn này trùng với thời điểm Nanogen tăng vốn điều lệ lên 715 tỷ đồng.

Lý do lỗ trong năm 2019 được giải thích là giá vốn bất ngờ tăng mạnh khiến biên lãi gộp giảm từ 60% năm 2018 xuống còn 44%. Nhiều khả năng, công ty đã trích khấu hao lớn trong năm 2019, sau khi đầu tư lớn vào tài sản cố định.

Tổng tài sản của Nanogen tính đến 31/12/2019 là 1.369 tỷ đồng, tăng 38% so với cuối năm 2018. Hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu dựa trên vốn tự có, vốn chủ sở hữu tại cuối năm 2019 là 1.102 tỷ đồng, bao gồm 715 tỷ đồng vốn góp.

Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen có trụ sở chính tại Khu Công nghệ cao Quận 9, TP.HCM. Đây cũng là nơi đặt nhà xưởng sản xuất. Văn phòng đại diện phía Bắc của công ty đặt tại 777 Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Nanogen đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu. Người đại diện pháp luật và cũng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Nanogen, là ông Hồ Nhân, sinh năm 1966, quốc tịch Việt Nam.

Hồ sơ doanh nghiệp tư nhân sắp tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người tại Việt Nam

Ban đầu thành lập, Nanogen có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, đều là nguồn vốn tư nhân.

Cổ đông sáng lập là ông Hồ Nhân, góp 140 tỷ đồng, nắm giữ 70% cổ phần công ty. Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, vợ của ông Nhân, góp 50 tỷ đồng, giữ 25% cổ phần và ông Hồ Vũ Thành góp 10 tỷ đồng, sở hữu 5% cổ phần công ty.

Bà Nguyễn Thị Hồng Vân cũng là Giám đốc của Nanogen.

Sau nhiều lần thay đổi, hiện tại vốn điều lệ của Nanogen đã tăng 2,6 lần so với thời điểm thành lập, lên 715 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông nước ngoài đang năm giữ hơn 25,7% vốn.

Một số cổ đông nước ngoài đáng chú ý là quỹ Stic Private Equity Fund III (Iceland) nắm 7,7% cổ phần, Công ty sinh học Next Science Co (Hàn Quốc) sở hữu 10,5%…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Người đàn ông quyền lực đứng sau hãng sản xuất vắc xin COVID-19 của Việt Nam tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714146488 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714146488 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10