Tuổi đã ngoài lục tuần, bà Trần Thị Nhì (67 tuổi) - Giám đốc Trung tâm Nuôi dạy Trẻ mồ côi - Hội Chữ thập đỏ Đà Nẵng vẫn làm mẹ của hàng trăm đứa con bị bỏ rơi.
Chị Trần Thị Nhì, Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi (thuộc Hội Chữ thập đỏ TP Đà Nẵng) có những đứa trẻ đều mang họ Trần, họ của chị. Hơn 25 năm qua, chị cùng các mẹ đã nhận về, tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hàng trăm đứa trẻ, mong muốn các con của mình sẽ có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trung tâm Nuôi dạy Trẻ mồ côi (Trung tâm) – Hội Chữ thập đỏ Đà Nẵng được thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng 3/1995, có chức năng, nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi và tìm mái ấm gia đình cho trẻ. Trung tâm hoạt động theo cơ chế tự chủ 100% về nguồn kinh phí.
20 năm trước, chị Nhì đang còn là kế toán và năng nổ tham gia các hoạt động của chi đoàn công ty. Trong một lần chi đoàn tổ chức đến thăm các em đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm, chị Nhì cùng giúp các bảo mẫu chăm sóc, chơi đùa với những đứa trẻ trong lòng chị đầy cảm xúc. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, chị đã quyết định nghỉ việc, nộp đơn vào Trung tâm xin làm việc.
Lúc đó, với cương vị là Phó Giám đốc, chị đã đi vận động các nguồn lực, tìm kiếm những mạnh thường quân để có nguồn kinh phí chăm sóc, nuôi dạy các con và duy trì sự vận hành của Trung tâm. Cùng với chức năng, nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mồ côi, Trung tâm cũng tìm kiếm mái ấm gia đình cho trẻ. Những gia đình trong nước và nước ngoài có nhu cầu nhận con nuôi và bảo đảm cho trẻ có cuộc sống ấm êm đều được Trung tâm giới thiệu, lưu giữ hồ sơ và giữ liên lạc, theo dõi sự phát triển của trẻ.
Không phải đứa trẻ nào được đưa về đây cũng nguyên vẹn hình hài, trong số 21 cháu đang được nuôi dưỡng có 7 cháu khuyết tật nặng, phải chăm sóc suốt đời như não úng thủy, bại liệt, bại não, câm điếc, động kinh, tâm thần,...
Thấm thoắt mới như ngày hôm qua, nay Mẹ Nhì đã làm việc ở đây được hơn 20 năm. Trải qua hàng trăm đứa trẻ đến và đi, theo dõi từng đứa con được chăm sóc và lớn lên tại các gia đình nhận nuôi; đau đớn trước những đứa con không may bệnh tật nặng từ khi mới lọt lòng và sớm qua đời.
26 năm qua, từ khi thành lập đến nay đã có 391 cháu được nuôi dưỡng, chăm sóc. Các con đều là trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật mồ côi. Qua thời gian qua, các cháu đã tìm được gia đình mới cho mình trong và ngoài nước, một số cháu đã được gia đình ruột tìm lại và nhận về. Một số em bé xấu số qua đời, cũng được bà Nhì lo “mồ yên mả đẹp”.
Hiện nay, đang có 26 trẻ được được nuôi dưỡng tại ngôi nhà chung ở phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn). Các con ở đây đều còn rất nhỏ chủ yếu dưới ba tuổi, có bảy trẻ bị bệnh nan y nằm một chỗ và nuôi dưỡng suốt đời. Nguồn lực nuôi dưỡng trẻ chủ yếu dựa vào sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm với chi phí mỗi năm hơn một tỷ đồng. Ngoài ra, Trung tâm còn vận động nguồn kinh phí mua đất tại nghĩa trang làm chỗ an nghỉ, xây mộ cho các cháu đã qua đời, hương khói và cúng giỗ hàng năm.
Ở tuổi 66, chị vẫn còn miệt mài gắn bó, luôn có mặt khi có thông báo có trẻ bị bỏ rơi, đi khắp nơi để tìm kiếm các mạnh thường quân, nguồn hỗ trợ cho các con… “Từ ngày quyết định vào đây làm đến nay, tôi chưa từng nuối tiếc gì, đến đây và ở lại với các con cũng là cái duyên của bản thân. Tôi chỉ mong có thể góp được điều gì đó cho Trung tâm này, tìm được những mái nhà để các con có được cuộc sống tốt đẹp hơn”, Giám đốc Trung tâm Trần Thị Nhì chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT: Chuyến xe nghĩa tình đưa bệnh nhân về nhà giữa tâm dịch Hà Tĩnh
04:24, 10/06/2021
NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT: Ấm lòng tình người trong tâm dịch Hà Tĩnh
08:46, 17/06/2021
NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT: Ấm lòng những mớ rau, quả bí tiếp tế vùng cách ly
15:18, 13/06/2021
NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT: Người phụ nữ "xóa mù bơi" cho hàng nghìn đứa trẻ trở thành 1 trong 20 phụ nữ truyền cảm hứng
09:10, 12/06/2021