[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Công nghệ - Điểm tựa "bẩy" nền kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Dù các doanh nghiệp công nghệ đã gia tăng đóng góp nhưng rõ ràng khối tư nhân vẫn đang có những điểm nghẽn quanh giá trị 43% GDP...

Không phải đến bây giờ cách mạng công nghệ 4.0 mới được chỉ ra có thể là đòn bẩy cho nền kinh tế Việt Nam bước qua bẫy thu nhập trung bình và hướng đến một mức độ phát triển mới. Năm 2018, Bộ Khoa học Công nghệ đánh giá rằng cách mạng công nghệ 4.0 có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 8 - 18 tỷ USD mỗi năm. 

Sẵn sàng với công nghệ: Mức độ đã tăng lên

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tháng 4/2017, Việt Nam tiếp cận với Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ở mức trung bình thấp, chỉ đạt 4,9/10 điểm về mức độ sẵn sàng với cách mạng 4.0.

Đáng chú ý, số liệu khi đó (2017) của Bộ Công Thương chỉ ra rằng có tới 61% số doanh nghiệp Việt Nam hiện còn đứng ngoài cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và 21% số doanh nghiệp mới bắt đầu có các hoạt động chuẩn bị đầu tiên.

Công nghệ len lỏi trong đời sống và sự đón nhận dường như đạt tốc độ nhanh hơn. Ảnh: Tài xế Grab và Be cùng

Công nghệ len lỏi trong đời sống và sự đón nhận dường như đạt tốc độ nhanh hơn - Hình ảnh trên đường khi tài xế Grab và Be cùng "hội ngộ" bên lề phố - Ảnh: Nhật Nam.

Năm 2018, số liệu này đã thay đổi. Trong một báo cáo đầu năm 2019, Bộ Công thương công bố kết quả khảo sát, đánh giá toàn diện tác động và tính sẵn sàng của các doanh nghiệp ngành Công Thương trong tiếp cận với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 – sử dụng cách tiếp cận và phương pháp đánh giá của Hiệp hội Kỹ thuật Cơ khí của Đức.

Khảo sát trên 2.659 doanh nghiệp, với số lượng phiếu gửi đi là 14.666, chia 18 nhóm ngành công nghiệp - thương mại, cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang có mức độ tiếp cận thấp với cuộc CMCN 4.0, trong đó những trụ cột có mức độ tiếp cận thấp nhất chính là Chiến lược tổ chức và sản phẩm thông minh. Và một điểm sáng đối với các doanh nghiệp là trụ cột về “vận hành thông minh” và “người lao động” (kỹ năng). Đây là trụ cột có mức độ sẵn sàng cao hơn so với các trụ cột khác. Cụ thể, ở “vận hành thông minh”: Mức độ sẵn sàng tương đối cao với 61% doanh nghiệp được đánh giá ở mức “cơ bản” hoặc cao hơn; ở trụ cột “người lao động” (kỹ năng), có 43% doanh nghiệp ở mức cơ bản hoặc cao hơn.

Ghi nhận trên thực tế, cách mạng công nghệ 4.0 có thể nói đã bùng nổ trong mọi ứng dụng được phát triển và vận hành theo phương thức kinh tế chia sẻ, trong đời sống ở các đại đô thị lớn. Hình ảnh những tài xế kết nối với các hãng xe công nghệ tỏa đi khắp các đường phố, đến mọi cửa hàng thực phẩm-đồ uống để thực hiện dịch vụ vận chuyển hay giao nhận bằng công nghệ của Grab, Go Việt, Be, Now, Go-Jek, Fast Go… cho thấy dường như tất tần tật mọi nhu cầu trong đời sống đang được giải quyết hiệu quả bằng mọi siêu ứng dụng.

Hay ứng dụng cách mạng công nghệ 4.0 vào đời sống, dường như trở nên dễ dàng và đơn giản hơn nhiều lần khi các doanh nghiệp đã quan tâm đến kết nối di chuyển, logistics, thanh toán, xác thực người dùng, tin nhắn, insights người dùng và thiết lập bản đồ bằng những loạt loạt API cho phép truy cập vào các tính năng công nghệ của những siêu ứng dụng được đơn giản hóa – biến nó trở thành một “vũ khí” kinh doanh mà cuộc đua ngày càng thu hút những ông lớn tài chính, công nghệ lớn cùng tham dự như VPBank, Vingroup hay Viettel…

Những thay đổi trong dịch vụ ngân hàng với ngân hàng số, đặc biệt cũng cho thấy rằng có lẽ trong lĩnh vực dịch vụ, sắc vóc-dấu ấn của cách mạng công nghệ dễ dàng hiển thị rõ ràng hơn so với các lĩnh vực khác của các doanh nghiệp. Và sự sẵn sàng với công nghệ của doanh nghiệp đang tăng lên theo thời gian, như những chỉ số qua khảo sát, có thể chưa phản ánh đủ tốc độ, cường độ và gia tốc ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế Việt.

Chính sách khuyến khích đầu tư công nghệ từ khối doanh nghiệp tư nhân

Phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam mới đây, ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam cho biết, còn quá sớm để nói Việt Nam có bị mắc bẫy thu nhập trung bình hay không nhưng cần có chính sách để tạo thu nhập cao hơn, tăng năng suất lao động.

Theo đại diện ADB, nền kinh tế số cần sử dụng công năng để nâng cao hiệu năng sản xuất. "Đó là các hoạt động kinh tế sử dụng thông tin đã được số hóa, ứng dụng công nghệ 4.0. Cách mạng 4.0 sẽ ảnh hưởng đến tương lai của ngành sản xuất toàn cầu. 3 đối tượng thụ hưởng chính trong nền kinh tế số là công dân, doanh nghiệp và Chính phủ".

Ông cũng thẳng thắn cho rằng thông qua khảo sát, ADB nhận thấy Việt Nam còn khá non trẻ với mức xếp hạng 4.9, đứng sau nhiều nước như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore... Dù vậy, đại diện ADB khẳng định, điểm đáng mừng là Việt Nam đang có sự chuyển dịch, hướng đến nhóm các nước trong nhóm sẵn sàng đón đầu kinh tế số.

Như đã đề cập ở trên, sự chuyển dịch của đời sống trong sẵn sàng cùng công nghệ có thể còn nhanh hơn các cuộc khảo sát. Nhưng trong tốc độ nhanh đó, sự ra đời, sinh trưởng, thành công hoặc biến mất của các doanh nghiệp công nghệ hoặc ứng dụng công nghệ để kinh doanh còn nhiều thách thức hơn.

Và mặc dù tất cả các thành phần có chịu tác động của nền kinh tế số như đại diện ADB chỉ ra, đều cùng đồng nhất hoặc đã sớm nhận thức được rằng công nghệ có thể giúp chúng ta cải thiện thu nhất tốt hơn, tăng năng suất lao động, giúp nền kinh tế bước qua bẫy thu nhập trung bình (với cơ nguy); nhưng tất cả không phải ai cũng có một sự đồng nhất trong lựa chọn quan điểm tiếp cận về hệ sinh thái – môi trường kinh doanh số và đặc biệt cho khởi nghiệp.

Đại diện ADB khuyến nghị, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm hệ sinh thái khởi nghiệp của Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia. Bên cạnh, ông Eric Sidgwick nói rằng Chính phủ cũng cần có những phương án hỗ trợ tốt cho hệ sinh thái này, đưa ra sáng kiến về Chính phủ điện tử của riêng mình, bảo vệ doanh nghiệp chống lại các rủi ro, xử lý thách thức, đe doạ của nền tảng công nghệ xâm lấn hay quan ngại về tính bảo mật riêng tư đối với việc kiểm soát và quản lý đã được số hoá.

TS Nguyễn Xuân Thành - Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh trong 20 năm qua, tuy nhiên về "chất lượng phát triển" lại chưa làm được như Hàn Quốc. Hiện tại, trong cùng khu vực, cùng Singapore, Indonesia thì Việt Nam cũng đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp khởi nghiệp nhờ chính sách ưu tiên của Chính phủ.

Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam về giá trị đã chiếm trên 15% GDP và gấp đôi tốc độ tăng trưởng chung toàn nền kinh tế trong vòng 10 năm qua. Doanh nghiệp công nghệ có thể giúp gia tăng đáng kể tốc độ phát triển kinh tế", ông Thành nói.

Trở lại với khảo sát của Bộ Công Thương ở 2018, báo cáo cũng chỉ rõ, các doanh nghiệp Nhà nước vượt trội hơn so với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhờ quy mô lớn hơn, tập trung theo ngành và sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ cao. Dù các doanh nghiệp công nghệ  đã gia tăng đóng góp nhưng rõ ràng khối tư nhân vẫn đang có những điểm nghẽn quanh giá trị 43% GDP.

Trong một kiến nghị gồm 5 nhóm giải pháp, không phải ngẫu nhiên, ông Võ Quang Huệ - Đại diện Tập đoàn Vingroup phát biểu ở Diễn đàn Kinh tế tư nhân rằng Nhà nước cần có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào ứng dụng công nghệ cao. Công nghệ số, ứng dụng công nghệ cao, nói cách khác, cũng sẽ là đòn bẩy đối với khu vực kinh tế tư nhân, để thực sự tỏa ra động lực tăng trưởng cho nền kinh tế nói chung.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Công nghệ - Điểm tựa "bẩy" nền kinh tế tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711725045 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711725045 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10