Nguy cơ rủi ro cho nhà đầu tư khi thực hiện giám định chất lượng và giá trị máy móc

ANH KHÔI 16/09/2023 11:00

Góp ý Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện giám định chất lượng và giá trị máy móc… VCCI đề nghị cân nhắc để tránh rủi ro cho nhà đầu tư…

>> Gỡ vướng trong hoạt động giám định tư pháp lĩnh vực xây dựng

Theo đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 2602/BKHCN-ĐTG của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc đề nghị góp ý Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện giám định chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ của dự án đầu tư (Dự thảo).

VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 2602/BKHCN-ĐTG của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc đề nghị góp ý Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện giám định chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ của dự án đầu tư - Ảnh minh họa: ITN

VCCI góp ý Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện giám định chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ của dự án đầu tư - Ảnh minh họa: ITN

Cụ thể, về việc đề nghị/yêu cầu tổ chức việc giám định chất lượng của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ dự án đầu tư.

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 28 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì việc giám định độc lập giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi dự án đầu tư được đưa vào khai thác, vận hành được thực hiện trong trường hợp “cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ có căn cứ xác định nhà đầu tư có dấu hiệu vi phạm về ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ”.

Với quy định này, VCCI cho rằng, việc giám định độc lập máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ của dự án đầu tư phải dựa vào căn cứ xác định nhà đầu tư có dấu hiệu vi phạm. Tuy nhiên, các quy định tại Dự thảo lại chưa thể hiện được rõ ràng quy định này, ví dụ:

Hoạt động giám định chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ dự án đầu tư sẽ được tiến hành khi cơ quan phát hiện vi phạm gửi văn bản đề nghị/yêu cầu Cơ quan tổ chức việc giám định thực hiện. Văn bản này không kèm theo bằng chứng vi phạm của nhà đầu tư.

>> Dự Luật Giám định tư pháp (sửa đổi): Đại biểu lo ngại "cơi nới" thẩm quyền

Trong đó, VCCI đề nghị rà soát lại một số quy định - Ảnh minh họa: ITN

Trong đó, VCCI đề nghị rà soát lại một số quy định để tránh rủi ro cho nhà đầu tư - Ảnh minh họa: ITN

Trong Mẫu văn bản đề nghị tổ chức thực hiện việc giám định, nội dung về “bằng chứng vi phạm” chỉ là “nếu có”, không bắt buộc.

Như vậy, việc yêu cầu tổ chức giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền của dự án đầu tư cơ quan nhà nước có thể không cần đưa ra bằng chứng vi phạm của nhà đầu tư. Điều này có thể tạo ra những rủi ro cho nhà đầu tư khi họ có thể bị kiểm tra, giám định lại chất lượng của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ dự án đầu tư bất kì lúc nào, tùy thuộc vào sự diễn giải của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vì vậy, để đảm bảo tính minh bạch của quy định, VCCI đề nghị Ban soạn thảo quy định tại khoản 1 Điều 5 Dự thảo theo hướng văn bản đề nghị/yêu cầu tổ chức việc giám định chất lượng của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ dự án đầu tư phải đính kèm với bằng chứng vi phạm. Trong các Mẫu văn bản đề nghị/yêu cầu tổ chức việc giám định bỏ cụm từ “nếu có” bên cạnh nội dung “bằng chứng vi phạm”.

Cùng với các góp ý đã nêu, về trình tự, thủ tục thực hiện giám định chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ (Điều 5).

Theo VCCI, quy định tại khoản 3 Điều 5 Dự thảo thì cơ quan tổ chức việc giám định sẽ lựa chọn tổ chức giám định để giám định chất lượng và giá trị máy móc, tuy nhiên lại không quy định cách thức lựa chọn như thế nào? Điều này có thể gây khó khăn trên thực tế triển khai, đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ vấn đề này.

Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 5 Dự thảo quy định về các chủ thể được gửi Văn bản thông báo kết quả giám định chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ dự án đầu tư, trong đó không có nhà đầu tư dự án.

Nhà đầu tư dự án là đối tượng chịu tác động trực tiếp và tham gia vào trình tự, thủ tục giám định máy móc, thiết bị này, vì vậy, họ cũng có quyền được biết kết quả giám định.

“Đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định Văn bản thông báo kết quả giám định chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ dự án đầu tư được gửi đến nhà đầu tư dự án đầu tư”, VCCI góp ý.

Có thể bạn quan tâm

  • BHXH Việt Nam: tăng cường công tác giám định BHYT

    BHXH Việt Nam: tăng cường công tác giám định BHYT

    13:19, 12/07/2023

  • Nâng cao hiệu quả giám định tư pháp trong xây dựng

    Nâng cao hiệu quả giám định tư pháp trong xây dựng

    21:23, 21/10/2022

  • Hoàn thiện quy trình giám định bảo hiểm y tế

    Hoàn thiện quy trình giám định bảo hiểm y tế

    21:08, 02/08/2022

  • Gỡ vướng trong hoạt động giám định tư pháp lĩnh vực xây dựng

    Gỡ vướng trong hoạt động giám định tư pháp lĩnh vực xây dựng

    10:00, 15/07/2022

  • Chuyên án xăng giả: Trưng cầu giám định các vật chứng

    Chuyên án xăng giả: Trưng cầu giám định các vật chứng

    20:31, 08/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nguy cơ rủi ro cho nhà đầu tư khi thực hiện giám định chất lượng và giá trị máy móc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO