“Điểm nghẽn” đầu tư năng lượng tái tạo (Kỳ IV): Băn khoăn giá FIT cho điện gió

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đánh giá năng lượng tái tạo của Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng các doanh nghiệp Anh vẫn quan ngại về mức giá FIT cho năng lượng tái tạo sau thời điểm tháng 10/2021.

Theo ông Ken Atkinson, Founder Grant Thornton Vietnam, đồng thời là Thành viên Hội đồng quản trị Hội Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam (BBGV), cho biết nhu cầu về năng lượng của Việt Nam hiện nay đang tăng với tốc độ đáng kể.

Chính phủ cần xem xét điều kiện thực tế, cho phép kéo dài thời hạn áp dụng cơ chế FIT (nhất là đối với cơ chế FIT cho điện gió) thêm 1 đến 2 năm.

Doanh nghiệp đề xuất Chính phủ cần xem xét cho phép kéo dài thời hạn áp dụng cơ chế FIT, nhất là đối với cơ chế FIT cho điện gió thêm 1 đến 2 năm.

Doanh nghiệp “đánh cược”

Từ đó, khoảng cách giữa nhu cầu tiêu thụ và sản xuất năng lượng ở Việt Nam ngày càng lớn.

Ông Ken Atkinson nhận định, năng lượng gió và mặt trời là hai cách phổ biến nhất để lấp đầy khoảng trống nhu cầu này. Do vậy, trong tương lai, tiềm năng về năng lượng mặt trời, năng lượng gió cũng như LNG sẽ rất lớn.

Đại diện Hội doanh nghiệp Anh tại Việt Nam khẳng định, đầu tư vào năng lượng mặt trời trong thời gian tới dự kiến sẽ gia tăng rất nhanh.

“Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn đang quan ngại về việc sau khi kết thúc giai đoạn giá FIT, liệu biểu giá sẽ ra sao. Cụ thể, mức giá sẽ thông qua đấu giá hay có biểu giá FIT mới?”, ông cho biết.

Thời gian từ nay đến hết tháng 10/2021 (thời điểm giá FIT theo Quyết định 39 hết hiệu lực) còn lại rất ngắn, không đủ để nhà đầu tư triển khai các hoạt động chuẩn bị, thực hiện xây dựng dự án điện gió, đặc biệt là các dự án trên biển và các dự án chưa được phê duyệt bổ sung quy hoạch.

Không chỉ các doanh nghiệp Anh, nhiều lần chia sẻ với DĐDN, đại diện một doanh nghiệp điện gió tại Trà Vinh cũng cho biết rất lo lắng về mức giá FIT đã gần tới thời hạn hết hạn trong khi dự án của doanh nghiệp đang bị chậm lại vì COVID-19, dự kiến sang năm 2022 mới đi vào hoạt động.

Trên thực tế, giá mua điện gió trên bờ theo Quyết định 39/2018 là 8,5 cent một kWh, còn ngoài khơi là 9,8 cent một kWh với các dự án vận hành trước ngày 1/11/2021. Cơ chế giá FIT theo quyết định này đã tạo động lực thúc đẩy thị trường điện gió tại Việt Nam phát triển sau một thời gian trầm lắng do giá thấp.

Đã có hàng trăm dự án điện gió được đề xuất bổ sung quy hoạch và đang được thi công xây dựng. Đến cuối tháng 6, thêm 7.000 MW điện gió được bổ sung vào quy hoạch, trong khi số dự án vận hành đến nay là 11 dự án, công suất 429 MW.

Tuy nhiên, hiện nay, do ảnh hưởng của bệnh dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất và cung cấp thiết bị, linh phụ kiện điện gió; hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh của công nhân kỹ thuật và chuyên gia nước ngoài bị gián đoạn... từ đó gây ảnh hưởng đến tiến độ cung cấp tua bin, kéo dài thời gian thi công, lắp đặt, làm chậm tiến độ vào vận hành của các dự án điện gió nên nhiều doanh nghiệp cho biết như đang “đánh cược” với khoản đầu tư này.

Đề án Chiến lược phát triển điện gió

Cũng bởi những lý do nêu trên, vừa qua, Bộ Công Thương cũng đề xuất Chính phủ gia hạn thời gian thực hiện cơ chế áp dụng giá FIT ưu đãi tới hết năm 2023. Sau thời điểm này mới áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh.

Đáng nói, Bộ Công Thương lại chưa đưa ra các mức giá cụ thể trong giai đoạn gia hạn sau tháng 10/2021.

Từ sau năm 2023 cơ chế giá điện của điện gió sẽ được đấu thầu.

Từ sau năm 2023 cơ chế giá điện của điện gió sẽ được đấu thầu.

Nhiều chuyên gia cũng đề xuất nghiên cứu mức giá FIT và sớm gia hạn thời gian COD cho các dự án điện gió. Cần có những chính sách riêng, ưu tiên cho phát triển điện gió ngoài khơi và điện mặt trời mái nhà.

Bởi điện gió ngoài khơi tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, trong cơ cấu nguồn tại Quy hoạch điện VIII nên tách riêng điện gió trên bờ và điện gió ngoài khơi để có tầm nhìn chính sách dài hạn.

Thậm chí, đánh giá cao tiềm năng của điện gió ngoài khơi, chuyên gia còn đề xuất cần có Đề án Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng gió ngoài khơi quốc gia để chuẩn hóa bản đồ biển, ranh giới và diện tích biển, đo đạc biển. Cần xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên năng lượng gió, các khu bảo tồn biển, luồng hàng hải, phương pháp xác định tiềm năng điện gió ngoài khơi để có được dữ liệu tốt nhất, dùng cho Quy hoạch không gian biển, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ, Quy hoạch năng lượng quốc gia và Quy hoạch điện lực quốc gia.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Điểm nghẽn” đầu tư năng lượng tái tạo (Kỳ IV): Băn khoăn giá FIT cho điện gió tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714060880 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714060880 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10