Công ty Catcher Technology của Đài Loan - nhà cung cấp chính vỏ kim loại cho iPhone, đã đồng ý bán hai nhà máy cho một đối thủ Trung Quốc trong một thỏa thuận trị giá 1,42 tỷ USD.
Động thái nhằm tăng cường sự tham gia của các nhà cung cấp có trụ sở tại Trung Quốc vào chuỗi cung ứng của Apple.
Thỏa thuận này sẽ cho phép Lens Technologz - một nhà cung cấp mặt lưng kính và vỏ kính lâu năm cho iPhone, có trụ sở tại Hồ Nam thực hiện các hợp đồng sản xuất vỏ kim loại chất lượng cao cũng như tiếp cận với một số hoạt động trong chuỗi lắp ráp iPhone.
Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh của Lens trước đối thủ nội địa Luxshare-ICT - công ty cũng đang nhắm đến việc thâm nhập vào lĩnh vực kinh doanh vỏ kim loại. Cả Lens Technologz lẫn Luxshare-ICT đều đang cố gắng tạo ra những tầm ảnh hưởng lớn hơn trong chuỗi cung ứng điện tử tiêu dùng phức tạp nhất thế giới.
"Các chính sách quốc tế thay đổi liên tục, cùng với đó là sự thay đổi chiến lược của khách hàng. Thêm vào đó, cuộc cạnh tranh giá nhân cônglà những lý do khiến chúng tôi quyết định bán tài sản ở Taizhou", người phát ngôn của Catcher, James Wu, nói trong cuộc họp báo tại Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan vừa qua.
“Lý do chúng tôi thoái vốn là để đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai”, Chủ tịch Allen Horng của Catcher chia sẻ, "Máy tính xách tay, máy tính bảng, thiết bị điện tử ô tô, công nghệ 5G và y tế sẽ là trọng tâm của chúng tôi sau này". Vị Chủ tịch giải thích quyết định của công ty để rút khỏi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong chuỗi cung ứng điện thoại thông minh.
Thỏa thuận bao gồm hai nhà máy và thiết bị của họ ở Taizhou, thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc, và dự kiến sẽ hoàn thành trước cuối năm nay. Giao dịch trị giá 1,42 tỷ USD này đánh dấu lần hợp nhất thứ ba trong chuỗi cung ứng của Apple trong một tháng sau khi nhà cung cấp nhỏ của Apple Wistron bán nhà máy lắp ráp iPhone của mình cho Luxshare - phiên bản Foxconn của Trung Quốc để tăng cường quan hệ với gã khổng lồ công nghệ Mỹ.
Trong khi đó, vào thứ 5 tuần trước, nhà lắp ráp iPhone chủ chốt Pegatron đã thông báo rằng họ sẽ hợp nhất và hủy bỏ công ty con Casetek Holding vốn chuyên gia công khung vỏ kim loại, để củng cố tốt hơn các nguồn lực và tăng khả năng phản ứng của tập đoàn với các động lực địa chính trị và công nghiệp.
Thỏa thuận với Lens được đưa ra sau khi kế hoạch mua lại hai nhà máy của Luxshare bị phá vỡ vào đầu tháng 6. Được biết, Catcher đã đàm phán với Luxshare trong hơn một năm, nhưng hai bên không thể đạt được đồng thuận về mức giá cuối cùng, do đó công ty Đài Loan đã chuyển sang Lens. Nhiều kỹ sư tại Catcher đã rời công ty để chuyển sang làm việc tại Luxshare và các nhà cung cấp iPhone khác trong vài tháng qua khi công ty Đài Loan quyết định rút khỏi mảng kinh doanh iPhone.
Catcher vẫn cung cấp vỏ kim loại cho máy tính MacBook cũng như nhiều máy tính xách tay cao cấp khác, bao gồm cả của Microsoft, HP và Dell. Catcher cũng đang tìm kiếm động lực tăng trưởng trong các lĩnh vực mới như các giải pháp y tế thông minh và vỏ cho ô tô điện.
Một nguyên nhân khác khiến Catcher rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vỏ điện thoại thông minh, được cho là do tính năng sạc không dây được sử dụng ngày càng rộng rãi tại các điện thoại thông minh thế hệ mới. Để có thể áp dụng được tính năng này thì các điện thoại cần mặt lưng bằng kính thay vì vỏ kim loại. Tất cả các iPhone hàng đầu kể từ năm 2017 đều sử dụng mặt lưng kính để hỗ trợ sạc không dây. Hiện tại, Catcher chế tạo khung kim loại và lắp ráp khung này với mặt sau bằng kính do Lens Technology và Biel Crystal - một nhà cung cấp khác có trụ sở tại Trung Quốc cung cấp.
Có thể bạn quan tâm